Những thói xấu của người điều khiển xe cơ giới

05/09/2012 09:24

Theo qui định thì mọi người điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông đều phải được học cách điều khiển, học luật giao thông đường bộ và được cơ quan chức năng cấp...

ADQuảng cáo

Tự học điều khiển xe cơgiới

Theo qui định thì mọi người điều khiển xecơ giới khi tham gia giao thông đều phải được học cách điều khiển, học luậtgiao thông đường bộ và được cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận. Thế nhưngphần lớn những người điều khiển xe máy, xe công nông ở nông thôn… đều tự họccách điều khiển và chấp hành Luật theo… phản xạ tự nhiên. Sau này có đi học vàingày rồi thi để được cấp “bằng” thì cũng để đối phó với Cảnh sát giao thôngthôi, chứ khi điều kiển xe tham gia giao thông thì cơ bản vẫn là… thói quen tùytiện.

Không hoặc sử dụng gươngchiếu hậu sai mục đích

Nếu không có qui định bắt buộc và xử lýcủa Cảnh sát giao thông thì rất ít người sử dụng gương chiếu hậu của xe máy.Không những thế, cặp gương chuẩn của nhà sản xuất thì không thích dùng, đemtháo ra rồi lắp những cái gương khác vào cho… có gương, cho hợp “mốt”…

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Giơ tay chứ không bậtđèn tín hiệu xin đường khi rẽ

Có lẽ thói quen này bắt nguồn là từ việcđi xe đạp đưa lên xe máy với các bước đơn giản như sau: Lấn đường, vẫy tay vàrẽ với cái lý “tôi đã xin đường” bất kể phía sau như thế nào. Đáng nói là cónhững cặp đèo nhau, đèn tín hiệu thì không bật, nhưng người ngồi sau thì giơtay vẫy “xin đường” làm người điều khiển xe máy đi sau lúng túng, không hiểu“họ” có rẽ hay không?

Thấy có khoảng trống làlấn

Trong khi ô tô đang đứng chờ trước đèn đỏhoặc vì lý do kỹ thuật phía trước trên làn đường của mình thì xe máy như nhữngdòng nước tự động điền vào các khoảng trống phía trước, xung quanh. Một ngườichen được thì người khác bắt chước và dần dần hình thành thói quen “chen”,“lấn”, “cướp”, “tạt”, “cắt” làm cho giao thông… tắc. Nhiều người lại cho rằngxe nhỏ luôn đúng dù mình có sai luật; có va quệt xảy ra thì bất kể đúng sai,lấy “luật rừng” ra và tìm sự ủng hộ của quần chúng với sự phân biệt giai cấpgiàu nghèo rất rõ rệt. Thế là tắc nghẽn cục bộ.

Xin anh bỏ qua, vì em là“con cha, cháu chú” .

Không biết các “cha, chú” dạy dỗ thế nàomà “con, cháu” vi phạm luật giao thông thì mang uy tín của các vị (đôi khi chỉlà nhận xằng) ra để xin xỏ. Chắc là cũng thương con, cháu nhưng không phảilối nên nhiều “ông” cũng lấy chức danh, uy tín mình để bảo lãnh thay vì dạy dỗcon cháu cho nên người. Vì thế, nhiều cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông,Thanh tra gia thông trong khi làm nhiệm vụ vì nể nhau nên cứ phải… cho qua mộtsố vụ vi phạm, khiến việc thực thi pháp luật về lĩnh vực này không nghiêm.

S.T

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những thói xấu của người điều khiển xe cơ giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO