Những người “hóa giải” khó khăn cho các gia đình trẻ

04/06/2012 09:29

Với nhiều lý do, nhiều bạn trẻ đã “kết đôi” và quyết định ở lại để an cư tại Đắk Nông. Khi những đứa con đầu lòng của họ ra đời thì các gia đình trẻ cũng đã gặp không ít khó khăn...

ADQuảng cáo

Với nhiều lý do, nhiều bạn trẻ đã “kết đôi” và quyết định ở lại để ancư tại Đắk Nông. Khi những đứa con đầu lòng của họ ra đời thì các gia đình trẻcũng đã gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, dưới sự giúp đỡ của ông bà nội(ngoại), những khó khăn đó đã từng bước được “hóa giải”, giúp họ yên tâm côngtác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của cơ quan giao.

ADQuảng cáo

Bà Nguyễn Thị Hoa, quê ở Quảng Xương,Thanh Hóa vào xã Quảng Khê (Đắk Glong) trông cháu đã được hơn 8 tháng nay. BàHoa kể: “Ông bà có tất cả 3 người con. Hai con đầu đều đã lập gia đình ở quê,còn mỗi cậu út thì vào đây làm việc rồi lấy vợ định cư luôn. Con dâu tôi cũnglà người tỉnh xa đến đây lập nghiệp nên khi có cháu đầu lòng, tôi phải vào đểđỡ đần giùm. Tôi định ở cho đến khi cháu cứng cáp, mẹ nó đi làm rồi về, nhưngnghĩ thương cháu nên lại quyết định ở lại. Ông nhà tôi ở quê đã có vợ chồng cậucon cả lo cơm nước nên tôi cũng yên tâm”. Chị Huỳnh Thị Khánh Vân, con dâu bàHoa phấn khởi cho biết: “Vợ chồng tôi đi làm suốt ngày nên ít có thời gian chămsóc con. Nhiều hôm, cơ quan có việc dưới cơ sở xa, đi đến 8 giờ tối mới về. Nếukhông có bà thì tôi chẳng biết phải xoay xở thế nào. Cháu còn nhỏ quá đi gửitrẻ thì tôi không yên tâm. Hơn nữa, vợ chồng tôi lại là công chức Nhà nước bìnhthường, lương chỉ đủ sống, thuê người giúp việc vừa tốn kém mà cũng khó tìmđược người tin tưởng. Bà lại có nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ nên mìnhkhông phải vất vả và còn học hỏi được nhiều điều bổ ích từ các cụ”. Quả thực,nhờ được bàn tay chăm sóc chu đáo của bà nội nên con của chị Vân rất ít ốm đau.Bé vừa khỏe mạnh lại rất kháu khỉnh. Chị Vân cũng an tâm để hoàn thành mọi côngviệc của cơ quan. Cũng giống như bà Hoa, bà Lê Thị Lan, quê ở Vũ Thư, Thái Bìnhcũng vào trông cháu được gần 2 tháng. Bà Lan tâm sự: “Vợ chồng tôi có hai đứacon trai thì mỗi người một nơi. Người con lớn thì lập nghiệp tận ngoài Hà Nội,còn cậu út thì lập nghiệp ở Đắk Nông. Năm ngoái, đứa con dâu cả của tôi sinhcháu, tôi cũng ra trông nhưng may mà ở Hà Nội về nhà cũng gần nên tôi có thểchạy đi chạy về lo việc đồng áng. Giờ ở đây, đường sá đi lại hơi xa nên tôikhông về được, một mình ông ở nhà lo cả. Không có tôi, ông sẽ vất vả hơn nhưngvì con, vì cháu ông vẫn bảo ở nhà mọi việc đều ổn. Mình không lo được vật chấtcho các con bớt cực thì cũng cố gắng động viên tinh thần, chăm sóc cháu nhỏkhỏe mạnh để chúng nó yên tâm mà công tác, xây dựng sự nghiệp”. Còn với bàHoàng Thị Hương quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh thì có lẽ cái việc ông, bà thường xuyênđi chăm cháu ở xa đã thành quen. Bởi, gia đình bà có tận 4 người con mà tất cảđều đi học ngành nghề và lập nghiệp ở nhiều tỉnh, không đứa nào chịu về quê. BàHương cho biết: “Bây giờ xin được việc ở quê khó lắm, thôi thì các con lậpnghiệp được ở đâu, mình mừng đó. Mặc dù chúng nó ở xa nhưng có ngành, có nghề,vợ chồng hạnh phúc thì cũng thấy an ủi. Mấy năm nay, tôi hết trông cháu nội lạisang cháu ngoại nên ít ở nhà với ông. Nhiều khi thấy tôi đi lại nhiều nơi vấtvả, ông bảo để ông “thay ca” cho về nghỉ ngơi. Nhưng tôi không chịu vì ngoàiviệc trông cháu, tôi còn tranh thủ cơm nước, giặt giũ cho các con, chứ đàn ôngthì họ vụng những chuyện này lắm. Các con cũng thường đón ông vào chơi với tôicho đỡ buồn nhưng được mấy ngày, ông lại phải về vì còn nhà cửa, hương khói chocác cụ ở quê nữa”.

Có thể thấy rằng, dù các gia đình trẻkhông bắt buộc, nhưng tự bản thân ông bà thấy mình không thể đứng “ngoài cuộc”nên đã sẵn sàng bỏ qua những nhu cầu cá nhân để lo cho con, cho cháu.

Thùy Dương

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những người “hóa giải” khó khăn cho các gia đình trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO