Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Đắk Song đã nỗ lực thực hiện bảo vệ môi trường

17/10/2012 09:03

Thời gian qua, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Ðắk Song (Ðắk Song) thuộc Công Ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông lâm sản và Vật tư nông nghiệp Tân Phú đã có nhiều nỗ lực để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường...

ADQuảng cáo

Mặc dù là cơ sở sảnxuất trong lĩnh vực có phát sinh nhiều nước thải, khí thải, sử dụng các hóachất như phèn chua, vôi sống, xút ăn da với khối lượng lớn, dễ gây ô nhiễm môitrường nhưng trong thời gian qua, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Ðắk Song (ÐắkSong) thuộc Công Ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông lâm sản và Vật tư nông nghiệp TânPhú đã có nhiều nỗ lực để hạn chế tình trạng này.



Hệ thốnghầm biogas giúp bảo vệ môi trường tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đắk Song


Theo báo cáo của SởTài nguyên và Môi trường về kết quả đợt kiểm tra mới đây của đoàn kiểm tra liênngành thì nhà máy đã cơ bản thực hiện tốt một số thủ tục pháp lý liên quan vềcông tác bảo vệ môi trường, đó là tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môitrường và đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, đã đăng ký và được cấp sổ đăngký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cũng như thực hiện việc báo cáo giám sátmôi trường định kỳ hàng năm.

Ðể hạn chế tình trạngô nhiễm môi trường do nguồn nước thải sản xuất, Ban quản lý nhà máy đã xử lýbằng cách sử dụng các hầm bioga. Theo đó, với khoảng 1.200 m3 nước thải/ngày,đêm, các chất thải đã được chứa vào trong 3 hầm khác nhau, sau đó xả sang 3 hồsinh học tự thấm.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Nguồn khí mê tan đượcphát sinh từ các hầm bioga, kết hợp với than đá được dùng trở lại cho lò đốt đềsấy sản phẩm. Nhằm xử lý lượng khí thải từ lò đốt, nhà máy đã trang bị hệ thốngống khói cao gần 17m, trong đó có hệ thống xyclon lọc bụi và lọc một số chấtđộc hại trước khi thải ra môi trường.

Hiện nay, các loạichất thải rắn thông thường được phát sinh chủ yếu từ lò đốt với khối lượngkhoảng 20 tấn/năm được cơ sở sử dụng để đắp nền đường giao thông nội bộ trongkhuôn viên nhà máy. Các chất như bã sắn thải sau khi ép, vỏ lụa củ sắn tươi vớikhối lượng khoảng 10 tấn/ngày được công nhân thu gom để bán cho những người cónhu cầu làm thức ăn gia súc.

Ðối với chất thải rắnnguy hại như các loại dầu, nhớt của các máy móc trong sản xuất, dẻ lau dính dầunhớt, bóng đèn huỳnh quang hỏng… đơn vị cũng đã tiến hành thu gom và lưu giữtại kho chứa trong nhà máy. Nhờ những nỗ lực trên mà 2 mẫu nước thải được lấytại hồ sinh học, 2 mẫu khí thải tại xưởng sản xuất và tại lò đốt có các chỉ sốnhư TSS, COD, BOD, bụi, SO2, Co đều nằm trong giới hạn cho phép so với các quychuẩn hiện hành của Việt Nam.

Theo bà Hoàng Thị KimDung, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thì đối chiếu theo Thông tư số04/2012/TT-BTNMT ngày 8/5/2912 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngvề quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ônhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì Nhà máy Chế biến tinhbột sắn Ðắk Song không thuộc loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môitrường nghiêm trọng.

Ngành Tài nguyên-Môitrường cũng đề nghị đơn vị tiếp tục phát huy những kết quả trên, đồng thời khắcphục một số tồn tại như hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục cấp phép khai thác nước mặttheo quy định, đóng phí bảo vệ môi trường đúng thời gian.

Bài, ảnh:Hồng Thoan

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Đắk Song đã nỗ lực thực hiện bảo vệ môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO