Ngành Thú y tập trung phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm

02/03/2012 08:43

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp- PTNT), tính đến ngày 23/2/2012, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 36 xã, phường của 29 huyện, quận thuộc 12 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 35.130 con...

ADQuảng cáo

TheoCục Thú y (Bộ Nông nghiệp- PTNT), tính đến ngày 23/2/2012, dịch cúm gia cầm đãxảy ra ở 36 xã, phường của 29 huyện, quận thuộc 12 tỉnh, thành phố trong cảnước. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 35.130 con. Trong đó, gà có4.888 con và vịt có 29.876 con. Hiện tại, chủng vi rút phát hiện ở một số nơiđã có sự biến đổi, cộng với việc lưu hành, vận chuyển gia cầm và các sản phẩmgia cầm tương đối nhiều. Tại Bình Dương, địa phương lân cận với tỉnh ta cũng đãcó một bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 nên nguy cơ xảy ra dịch đối với gia cầm cũngnhư lây lan trên người là rất cao. Trước tình hình trên, ngành Thú y tỉnh đã cónhiều biện pháp đồng bộ nhằm phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm.

ADQuảng cáo

Ông Ngô Quốc Hưng, Chi cục Trưởng Chi cụcThú y tỉnh cho biết, tỉnh ta hiện có đàn gia cầm gồm gà, vịt hơn 1,2 triệu conphân bổ rải rác trên địa bàn tất cả các huyện, thị xã. Dịch cúm gia cầm đã từngxảy ra trên địa bàn tỉnh ta vào năm 2004. Lúc đó đã có hơn 1.800 con gia cầm ởđịa bàn huyện Đắk R’lấp bị tiêu hủy. Nguyên nhân xuất hiện dịch là do một sốtrường hợp vận chuyển gia cầm mắc bệnh từ tỉnh Đồng Nai vào địa bàn huyện. Từnăm 2005 đến nay, tuy dịch cúm gia cầm không xảy ra ở tỉnh ta, nhưng nguy cơbùng phát dịch là rất cao. Bởi vì, việc phát triển chăn nuôi của người dântrong tỉnh chủ yếu theo hình thức nhỏ lẻ, phân tán, tập quán là thả vườn cònkhá lớn, trong khi đó địa bàn rộng nên công tác phòng, chống dịch còn gặp nhiềukhó khăn. Mặt khác, do tỉnh ta có tuyến Quốc lộ 14 đi qua, hoạt động vận chuyểngia cầm hàng ngày tương đối nhiều, nhất là ở các tỉnh phía Nam lên. Trong khiđó, ở các địa phương này lại không triển khai công tác tiêm vắc xin cho đàn giacầm nên mầm bệnh có khả năng xâm nhập vào tỉnh ta. Nhận thấy được những vấn đềtrên, từ đầu năm 2011 đến nay, Chi cục Thú y tỉnh đã kịp thời tham mưu lên cấptrên nhằm ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiệnphòng chống dịch cho đàn gia cầm. Để thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnhtrên gia cầm nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra, đơnvị cũng đã ban hành quyết định về việc phân công cán bộ theo dõi, giám sát dịchbệnh và tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2012. Do đó, cán bộ ngành thú y tỉnh, huyệnđã thường xuyên xuống địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương giám sát chặtchẽ tình hình dịch bệnh đến tận hộ và cơ sở chăn nuôi. Chi cục còn duy trìđường dây điện thoại nóng tại đơn vị cũng như tại trạm thú y các huyện, thị xãnhằm tiếp nhận thông tin về dịch bệnh. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2011 đến nay,qua đường dây nóng, ngành đã tiếp nhận được gần 30 trường hợp báo cáo của ngườichăn nuôi. Sau khi tiếp nhận thông tin, cán bộ chuyên môn đã tổ chức nhanh việckiểm tra, xác minh, kết quả hầu hết các trường hợp báo cáo đều không có biểuhiện, triệu chứng của bệnh cúm gia cầm. Cán bộ thú y cơ sở đã hướng dẫn bà conthực hiện việc điều trị số gia cầm mắc bệnh, đồng thời thực hiện tiêu độc khửtrùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp-PTNT, trong năm 2011, ngành Thú y đã tổ chức 2 đợt tổng vệ sinh tiêu độc khửtrùng môi trường phòng chống dịch bệnh cho gia cầm vào tháng 1 và tháng12/2011. Đầu năm 2012 này, ngành cũng đã cấp gần 2.000 lít hóa chất cho các địaphương tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường. Theo đó, toàn tỉnh đãcó gần 40 triệu m2diện tích tại các khu vực như ổ dịch cũ, nơi buôn bán, giết mổ gia cầm,khu vực công cộng được phun, xịt hóa chất. Thời gian qua, ngành Thú y từ tỉnhtới cơ sở cũng đã làm tốt công tác kiểm dịch gia cầm và các sản phẩm gia cầm.Các chốt, trạm đã duy trì chế độ trực 24/ 24 giờ nhằm kiểm tra, kiểm soát, ngănchặn những lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, xử lý nhữngtrường hợp vi phạm….

Cũng theo ông Ngô Quốc Hưng thì bên cạnhcác biện pháp quyết liệt của ngành chức năng thì người dân cần nêu cao tinhthần cảnh giác, chủ động phòng tránh, không được chủ quan, lơ là. Bà con hãytích cực thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơsở giết mổ, mua con giống có nguồn gốc rõ ràng; người dân không mua bán, sửdụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm mắc bệnh. Khi có dấu hiệu của dịch, ngườidân cần nhanh chóng báo cho thú y cơ sở, tránh tình trạng giấu dịch, bán chạyđàn gia cầm làm lây lan bệnh ra diện rộng.

Hồng Thoan

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngành Thú y tập trung phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO