Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động du lịch, gia đình (Nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội Bùi Thị Hòa và trả lời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

05/01/2011 09:28

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI vừa qua, bà Bùi Thị Hòa, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đã có chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các nội dung liên quan đến những bất cập, vướng mắc, nhất là ở các địa phương khó khăn, miền núi, đông dân tộc...

Tại kỳ họp thứ 8, Quốchội khóa XI vừa qua, bà Bùi Thị Hòa, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ĐắkNông đã có chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các nội dungliên quan đến những bất cập, vướng mắc, nhất là ở các địa phương khó khăn, miềnnúi, đông dân tộc về tổ chức, bộ máy, biên chế, kinh phí hoạt động của ngànhvăn hóa, thể thao và du lịch theo Nghị định số 13, 14 của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchđã có văn bản trả lời như sau:

Nội dung chất vấn 1: Về giải pháp để khắcphục vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hoạtđộng du lịch, gia đình?

Trả lời:

a) Về du lịch:

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchđược Chính phủ giao thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về du lịch. Công tácquản lí Nhà nước về hoạt động du lịch được thể chế hóa bằng các văn bản quyphạm pháp luật như: Luật Du lịch năm 2005; Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, các Thông tư của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch hướng dẫn hoạt động du lịch và các cơ chế chính sách liênquan. Để giải quyết những bất cập, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có thựchiện giải pháp:

- Tổng kết, đánh giá sau 5 năm thực hiệnLuật Du lịch và các văn bản hướng dẫn để kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ bổsung, hoàn thiện những quy định còn vướng mắc, khó khăn; Xây dựng “Chiến lượcvà Quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”,làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của các địa phương;Tăng cường củng cố hệ thống các phòng ban chuyên môn, xây dựng các cơ chế hoạtđộng, đảm bảo năng lực thực hiện tốt chức năng tham mưu đối với chính quyềntrong hoạt động du lịch; Triển khai công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực,đặc biệt là đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí ở Trung ương vàcán bộ trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Bồi dưỡng kiến thức về quảnlí nhà nước và chuyên môn du lịch cho cán bộ công chức chuyên trách theo dõi vềdu lịch tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch đã hoàn thành việc xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịchgiai đoạn 2011-2020 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

b) Về gia đình:

Nhà nước thực hiện việc quản lí đối vớigia đình trên nhiều lĩnh vực như: hôn nhân, kinh tế, dân số, tư liệu sản xuất,lao động… ở mỗi lĩnh vực, Nhà nước giao từng Bộ, ngành cụ thể thực hiện việcquản lí. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủthực hiện việc quản lí các nhiệm vụ sau: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngànhliên quan hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền bìnhđẳng và chống bạo lực trong gia đình; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liênquan xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung gia đình văn hóa; Tổ chức và hướngdẫn việc thu thập, lưu trữ thông tin về gia đình; chỉ đạo, tổng kết kinh nghiệmthực tiễn, nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa; Tuyên truyền, giáo dục đạođức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình truyền thống Việt Nam.

Về vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đã nắm bắt được thực tế những khó khăn, vướng mắc. Các đơnvị cơ sở tại địa phương khối lượng công việc nhiều nhưng số lượng nhân sự bảođảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ trên quá mỏng: cấp tỉnh chỉ 2, 3 cán bộ;cấp huyện chỉ 1, 2 cán bộ; cấp xã: cán bộ văn hóa xã hội kiêm nhiệm; cấp thônkhông có.

Giải pháp: Phối hợp với Bộ Nội vụ tậptrung tháo gỡ khó khăn về định biên cán bộ thực hiện công tác gia đình của cấphuyện, cấp xã, cấp thôn theo hướng: cấp huyện cần có 2 đến 3 cán bộ chuyêntrách; cấp xã cần có 1 chức danh không chuyên trách; cấp thôn cần có cộng tácviên.

Trước mắt, Bộ đã thường xuyên tiến hànhcác lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ trọngtâm về công tác gia đình; khuyến khích xây dựng và thành lập các câu lạc bộ môhình thực hiện công tác gia đình như Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vữngđể triển khai các hoạt động can thiệp của cơ quan quản lí nhà nước về giađình ở trung ương và địa phương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến giađình tại cộng đồng.

Nội dung chất vấn 2: Về định mức kinh phí chohoạt động du lịch và gia đình của các địa phương.

Trả lời:

a) Về du lịch:

Du lịch là một hoạt động kinh doanh dịchvụ, từ trước đến nay nhà nước hỗ trợ cho hoạt động này thông qua các nguồn kinhphí như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch; hỗ trợ công tác xúctiến, quảng bá và tuyên truyền du lịch thông qua Chương trình xúc tiến du lịch;hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch và bồi dưỡng cán bộ thông qua Chương trìnhHành động quốc gia về du lịch.

Đối với hoạt động du lịch, không có địnhmức kinh phí trên một người dân mà chủ yếu tập trung vào những nơi có điều kiệnđể phát triển du lịch. Để có các nguồn kinh phí, các địa phương chủ động xâydựng quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trong từng giai đoạn và từng năm,trong đó có yêu cầu về các nguồn kinh phí. Về việc này, Bộ sẽ cân đối, phân bổđể địa phương thực hiện.

b) Về gia đình:

Đối với lĩnh vực gia đình, kinh phí hoạtđộng được phân bổ theo Luật Ngân sách, trong đó đã có đầu mục chi cho hoạt độngsự nghiệp về gia đình cả Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, để giải quyếttheo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ theo hệ thống ngành dọc, Bộsẽ phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫnviệc bố trí, quản lí, sử dụng ngân sách thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực đượcgiao.

Nội dung chất vấn 3: Về sự quan tâm, đầu tưcủa Bộ cho các tỉnh miền núi, khó khăn như tỉnh Đắk Nông.

Trả lời:

Đắk Nônglà tỉnh miền núi, biên giới, nằm trong những tỉnh khó khăn nhất nước, đã đượcBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định ưu tiên đầu tư về kinh phí trong Đề án“Phát triển hoạt động văn hóa – thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010”, Chươngtrình Mục tiêu quốc gia về văn hóa, Quy hoạch Phát triển thể dục thể thao,Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chương trình đầutư hạ tầng du lịch. Thời gian qua, Bộ đã và đang chỉ đạo các đơn vị chức nănggiúp các tỉnh miền núi khó khăn nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng khảo sát,đánh giá, xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015và tầm nhìn 2020. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã phối hợp chặt chẽ với tỉnh trong việctriển khai một số đề án liên quan như: Đề án “Phát triển du lịch các tỉnh biêngiới Việt Nam – Lào, Việt Nam –Campuchia”. Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020”.

Tính riêng giai đoạn 2006-2010, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch đã ưu tiên tăng kinh phí và thỏa thuận kinh phí đầu tưcho các dự án của tỉnh bằng nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia về vănhóa và Chương trình Đầu tư hạ tầng cơ sở du lịch như sau: Tổng kinh phí đầu tưcho tỉnh Đắk Nông bằng nguồn kinh phí của Chương trình Mục tiêu quốc gia về vănhóa là 33.949 triệu đồng; Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Đắk Nông bằng nguồnkinh phí của Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch là 51 tỉ đồng (bao gồm: dự ánchuyển tiếp cho hạ tầng cơ sở du lịch, cụm thác Gia Long – Đray Sáp – Trinh Nữ,đường và hệ thống chiếu sáng sông Sêrêpốk, cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái,lịch sử văn hóa Nâm Nung, đường trục quanh hồ thuộc dự án khu du lịch sinh tháiLiêng Nung…)

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch đã thỏa thuận với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho tỉnh Đắk Nôngđược bố trí vốn trực tiếp từ chương trình hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ đểxây dựng Nhà in và Trung tâm văn hóa của tỉnh trong “Đề án Phát triển hoạt độngvăn hóa – thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010”; Hỗ trợ kinh phí ngoài ngânsách Nhà nước hỗ trợ tỉnh xây dựng nhà văn hóa thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành,thị xã Gia Nghĩa trị giá 150 triệu đồng…

Nhìn chung, các nguồn kinh phí hỗ trợ chotỉnh Đắk Nông được sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích đã đáp ứng nhu cầu hưởngthụ văn hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội củađịa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động du lịch, gia đình (Nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội Bùi Thị Hòa và trả lời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO