Lung linh phố cổ Hội An

16/05/2013 10:56

Đã từng đọc qua sách, báo, đã từng xem trên phim, truyền hình khá nhiều về phố cổ Hội An (Quảng Nam), thế nhưng có dịp lang thang vào ban tối, khám phá từng ngả đường, góc phố, ngôi nhà… nơi đây, mới thấy sự hấp dẫn diệu kỳ của thành phố này...

ADQuảng cáo

Đã từng đọc qua sách, báo, đã từng xem trên phim, truyềnhình khá nhiều về phố cổ Hội An (Quảng Nam), thế nhưng có dịp lang thangvào ban tối, khám phá từng ngả đường, góc phố, ngôi nhà… nơi đây,mới thấy sự hấp dẫn diệu kỳ của thành phốnày.



Rấtđông du khách dừng chân tham quan cầu An Hội


Lạc vào “rừng đèn”

Trong dịp được về côngtác, tập học tại Đà Nẵng, tôi đã có điều kiện đến Hội An vào ban tối, khi này,tất cả xe cơ giới đều ngừng hoạt động để nhường toàn bộ không gian cho người đibộ. Sải bước trên 4 con phố chính của Hội An gồm Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng,Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Lợi, ngay lập tức chúng tôi đã bị cuốn hút vào một“rừng đèn”, với hàng trăm ngàn chiếc đèn lồng lớn nhỏ được bố trí treo khắpnơi, từ chăng dọc ngang trên các đường phố, cho đến từng mái hiên, góc phòng,tủ hàng lưu niệm, bàn ăn…

Đèn lồng ở Hội An đủcác kiểu loại lẫn màu sắc khiến du khách bị hấp dẫn mãi mà không biết chán. Quatrò chuyện với nhiều cụ cao tuổi trên phố Lê Lợi, với những giai thoại, truyềnthuyết về chiếc đèn lồng cũng như ý nghĩa của nó trong đời sống văn hóa tinhthần của người Hội An xưa và nay, chúng tôi càng thấy thích thú hơn về khônggian huyền ảo đủ sắc màu của phố cổ.

Người Hội An kể rằng,ngày xưa có ông tổ tên là Xã Đường, chuyên làm đầu lân, lồng đèn cho những đêmhội hay các cuộc thi đấu xảo, thi làm đèn kéo quân. Những ngày tết, lễ, hội hè,phú quý lắm, người dân phố Hội An mới có chiếc đèn lồng to viết chữ Nho hoặcbức tranh thủy mặc treo trước nhà. Phải qua vài thế hệ, chiếc đèn lồng mới tớiđược mọi nhà trong phố cổ Hội An với tính chất trang trí hết sức bình dân màvẫn giữ được vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng quyến rũ vốn có.

Đến Hội An, nơi mà aicũng muốn đến tham quan đầu tiên phải kể đến là cầu An Hội trên dòng sông Hoài.Đây có thể được xem là “trái tim” của phố thị Hội An. Cầu An Hội chỉ vài trămmét, nhưng hai bên thành cầu được gắn không biết bao nhiêu đèn lồng với đủ hìnhthù khác nhau. Khách du lịch đến đây, ai cũng nán lại để chụp những tấm hình làmkỷ niệm cho chuyến du lịch Hội An về đêm.

Đứng xa hơn một chút,cầu An Hội in bóng xuống dòng sông Hoài rất lung linh và lãng mạn. Thỉnh thoảngmột vài chiếc thuyền nhỏ qua lại càng làm cho không gian thêm phần yên bình vàthư thái. Ở hai đầu cầu An Hội, nhiều du khách nước ngoài nhẹ nhàng thả xuốngdòng sông Hoài hàng trăm chiếc đèn hoa đăng đủ màu sắc, với nhiều điều ướcvọng. Người Hội An nói rằng, một chiếc đèn hoa đăng thả xuống dòng sông sẽ xóađi một muộn phiền và biến một điều ước của bạn thành hiện thực. Dẫu không phảilà người mê tín, nhưng tôi cũng không thể từ chối được thú vui “rất Hội An”này.


Đènlồng treo trên phố Nguyễn Thái Học


ADQuảng cáo

“Mê hoặc” bởi kiếntrúc, không gian cổ

Hội An về đêm khôngchỉ có sự hấp dẫn của đèn lồng mà kiến trúc cổ, không gian cổ, đặc biệt là máingói cũ rêu phong của hàng trăm ngôi nhà nhỏ nằm san sát bên nhau được xây dựngtừ thế kỷ XVI cũng “mê hoặc” du khách gần xa. Cho đến nay, trải qua bao thăngtrầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thểkiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu,nhà thờ tộc, bến cảng, chợ...

Những ngôi nhà cổ vớimái lợp ngói âm dương được xây dựng theo kiểu hình ống, nối với nhau bằng nhiềunếp chạy dài từ phố này sang phố khác…Trên mái của từng ngôi nhà, nhiều bức phùđiêu được chạm trổ, gắn lên rất độc đáo. Kiến trúc gỗ bên trong nhà được tạobởi khá nhiều cột và xà. Nhiều ngôi nhà nhỏ ẩn mình dưới nhiều tán cây xanh,bên trong mái hiên từng cặp chim yến xây tổ, sinh con, khiến Hội An thực sự rấtthân thiện với môi trường. Nhà ở Hội An tuy nhỏ, nhưng trông khá chắc chắn,vững chãi. Với những nét kiến trúc và văn hóa cổ độc đáo đó, Hội An như một bảotàng sống về kiến trúc, rất có sức hấp dẫn đối với du khách.


Lunglinh cầu An Hội trên dòng sông Hoài thơ mộng


Về Hội An có lẽ khó cóai bỏ lỡ cơ hội đến tham quan chùa Cầu-là công trình kiến trúc đã trở thànhbiểu tượng của phố cổ Hội An.Chùa Cầulà ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổHội An. Chiếc cầu được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17nên người dân nơi đây vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản.

Theo truyền thuyết,ngôi chùa được xem như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiếnnó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêmphần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dânđịa phương gọi là chùa Cầu.

Chùa Cầu có kiểu kiếntrúc thật đặc biệt mang đậm nét Việt, mái ngói âm dương phủ kín cây cầu bằnggỗ. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc ĐếTrấn Võ-một vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thểhiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầumong mọi điều tốt đẹp.

Cầu có mái che khá độcđáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơinghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổnhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt-Nhật.Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, chùa Cầu đã trải qua ít nhất sáulần trùng tu, song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Hình ảnh chùaCầu có trên tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng của Việt Nam.

Có thể nói, vẻ đẹp độcđáo, hấp dẫn của phố cổ Hội An chắc chắn sẽ luôn in đậm trong tâm trí của mỗidu khách khi có dịp đến đây tham quan, chiêm ngưỡng. Bởi vì, mỗi một góc phố,văn hóa ẩm thực, con người, cuộc sống và nhiều loại hình nghệ thuật dân gianhấp dẫn, độc đáo của phố cổ Hội An luôn “biết” níu chân du khách gần xa.

Bài, ảnh:Bình Minh

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lung linh phố cổ Hội An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO