Lễ hội và vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa

04/02/2013 10:42

Lễ hội-cây cầu nối quá khứ với hiện tại, bao đời nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng. Nhưng gần đây, sự gia tăng cả về quy mô và số lượng, cũng như sự nảy sinh một số hiện tượng bất thường từ lễ hội đã khiến việc quản lý văn hóa tại lễ hội trở thành một vấn đề cần nhanh chóng giải quyết...

ADQuảng cáo

Lễ hội-cây cầu nối quá khứ với hiện tại, bao đời nay đã trởthành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng. Nhưng gầnđây, sự gia tăng cả về quy mô và số lượng, cũng như sự nảy sinh một số hiệntượng bất thường từ lễ hội đã khiến việc quản lý văn hóa tại lễ hội trở thànhmột vấn đề cần nhanh chóng giải quyết...



LễMừng mùa của đồng bào M'nông. Ảnh: Ngọc Tâm


Từ bao đời nay, lễ hộiluôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừatrang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi côngchúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơnngười đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Ðồng thời là nơi ngườidân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Tuy nhiên thời gian qua, từthực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiềusuy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiệntượng tiêu cực khác.

Có một điều cần quantâm là hằng năm, các lễ hội lớn như: chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh),đền Hùng (Phú Thọ), Bà Ðen (Tây Ninh), đền Trần và Phủ Dầy (Nam Ðịnh), Chùa Bà(Bình Dương), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)... thường thu hút hàng triệu kháchthập phương hành hương dự lễ, nhưngchắccũng không nhiều người hiểu được thần tích, không gian văn hóa và giá trị riêngcủa lễ hội họ tham gia.

Ði lễ mà không hiểuđối tượng hành lễ là ai, ý nghĩa của lễ hội là gì, cần phải ứng xử ra sao, đólà nguyên nhân khiến lễ hội đền Trần chưa năm nào thoát khỏi cảnh ùn ùn kéo đếnxin ấn, thậm chí “cướp ấn” vì ngỡ có ấn này sẽ được thăng quan, tiến chức. Ðócũng là nguyên nhân dẫn đến quan niệm lệch lạc đã dự lễ hội là phải quyên tiềncông đức, bằng không sẽ mắc tội với thánh thần. Khi người dự hội sẵn sàng rúttiền để “mua chuộc thần linh”, thì kẻ vụ lợi càng có cơ hội kiếm chác. Ðiều nàylý giải tại sao khi tới lễ hội đền Bà Chúa Kho, có thể thấy quanh khu vực đềnxuất hiện thêm rất nhiều nơi thờ tự mới, chủ yếu là để “hút” tiền công đức.

Tại chùa Hà (Hà Nội)cũng vậy, bên khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh là la liệt chậu nhôm, mâmnhôm hứng tiền “giọt dầu” từ người đi lễ. Tiền công đức khó quản nên mạnh ainấy làm, có nơi sau mỗi mùa lễ hội thu về tới hàng tỷ đồng, và không rõ số tiềnấy đi đâu, về đâu.

Cùng với quan niệm,ứng xử lệch lạc trong lễ hội có nguồn gốc từ việc hiểu sai, hay hiểu chưa đúngvề ý nghĩa lễ hội, còn phải kể tới nhiều biểu hiện phi văn hóa khác như chenlấn, xô đẩy, khấn hộ, đốt vàng mã tràn lan... cùng hàng loạt các tệ nạn “ăntheo” như cờ bạc, trộm cắp, “chặt chém”, xả rác bừa bãi... Ðây là hệ quả tấtyếu mà trách nhiệm đầu tiên thuộc về người tổ chức, quản lý.

Vì trên thực tế, lễhội khó có thể phát huy được bản sắc nguyên gốc khi ngay bản thân người tổ chứccòn chưa (không) nắm vững ý nghĩa và giá trị đích thực của lễ hội. Hội Lim gầnđây đã lấy điểm nhấn là xác lập kỷ lục Ghi-nét Việt Nam với tư cách lễ hội có nhiềungườimặc trang phục dân tộc cùng hátdân ca quan họ nhất.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Ðành rằng, đây là hoạtđộng có ý nghĩa thu hút người tham gia và khuếch trương phong trào hát quan họ,song việc lấy đó làm mục tiêu cho lễ hội liệu có phù hợp? Không gian thân tình,gần gũi của khúc hát quan họ trong hội Lim liệu có còn nguyên ý nghĩa khi mà3.000 người cùng xếp hàng đồng ca một bài quan họ trong vòng vây của rào chắnvà lực lượng bảo vệ?

Bên cạnh đó, sự đuachen tổ chức lễ hội một cách vô tội vạ, sự học tập, tiếp thu một cách xô bồ,thiếu chọn lọc của những thôn, làng, xã tại nhiều địa phương nước ta càng làmcho bộ mặt văn hóa lễ hội thêm méo mó. Theo thống kê, nước ta hiện có gần 8.000lễ hội, tức là mỗi ngày, bình quân có tới hơn 20 lễ hội.

Song thực tế cho thấy,hiếm tìm được lễ hội vẫn còn giữ được bản sắc riêng. Ði hội chùa Hương cũng naná đi hội Bà Chúa Kho, đi hội Yên Tử cũng từa tựa đi hội cố đô Hoa Lư... Khôngkhó để nhận ra, các lễ hội đang tăng mạnh về lượng, nhưng cũng giảm mạnh vềchất. Ðấy là chưa tính chuyện, các địa phương còn đang có xu hướng thi nhau tổchức các festival thu hút du lịch nhưng tổ chức không đến “độ” nên hiệu quả thuđược chẳng là bao.

Cho nên, đã có tìnhtrạng, khi xây dựng đề án lễ hội, địa phương khẳng định khai thác kinh phí từnguồn xã hội hóa, nhưng khi kế hoạch được duyệt, đến phút cuối không huy độngđủ kinh phí lại đành sử dụng ngân sách địa phương, gây tốn kém, thất thoát…

Thiết nghĩ, diện mạovăn hóa của lễ hội chỉ có thể trở nên gần gũi với truyền thống khi người tổchức, quản lý lễ hội và người tham gia lễ hội thật sự am hiểu về giá trị, ýnghĩa của lễ hội, từ đó điều chỉnh hành vi và có ứng xử văn hóa khi tham gia lễhội. Việc tổ chức, quản lý lễ hội hiện đang đứng trước mâu thuẫn: người đượcđào tạo về chuyên môn tổ chức thì thiếu hiểu biết kỹ lưỡng về lễ hội, người amhiểu văn hóa lễ hội thì lại ít tham gia vào khâu phục dựng và tổ chức, dẫn đếnlễ hội vẫn diễn ra nhưng càng lúc càng xa rời ý nghĩa và giá trị lịch sử.

Vì thế, để giữ gìntính nguyên gốc của lễ hội, các cơ quan chức năng cần điều phối, ủy nhiệm vàphân công các nhà nghiên cứu có tri thức về văn hóa lễ hội, những người cóchuyên môn làm việc với ban tổ chức, giúp khẳng định đâu là giá trị cốt lõi củalễ hội ở địa phương mình, ai sẽ là người thực hành các giá trị đó và thực hànhnhư thế nào để lễ hội gìn giữ, phát huy được nét đẹp văn hóa vốn có.

Ðể bảo đảm giá trịnhân văn sâu sắc và yếu tố tâm linh của lễ hội, cơ quan tổ chức lễ hội nên tuânthủ nghiêm ngặt về thời gian, địa điểm, nghi thức hành lễ, đạo cụ, trang phục,nội dung lễ hội. Khi phục dựng lễ hội, nhất thiết phải xác định các giá trịgốc, tiêu chí nhận dạng cũng như những biểu hiện đặc trưng của lễ hội, tránhlàm sai lệch lễ hội mỗi lần khai thác.

Những vấn đề liên quanđến văn hóa là không thể giải quyết vội vàng, vì thế, bên cạnh cơ chế xử lý tệnạn trong lễ hội mang tính trực tiếp, tại chỗ, các cơ quan chức năng cần có kếhoạch dài hạn gắn liền với những biện pháp mang tính xây dựng đồng bộ. Chiếnlược quan trọng nhất là cần đầu tư ngay cho việc đào tạo những người làm côngtác quản lý, tổ chức văn hóa nói chung, cũng như những người hoạt động tronglĩnh vực quản lý lễ hội nói riêng.

Bên cạnh đó, cần tậptrung nhiều thời gian cho việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cộng đồng. Bởichỉ giáo dục, đào tạo lâu dài trên diện rộng mới có thể làm thay đổi căn bảnnhận thức và hành vi của người tổ chức và người tham dự lễ hội. Có thế, lễ hộimới được trả lại và phát huy bản sắc văn hóa vốn có.

Theo BáoNhân Dân

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội và vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO