Lam Kinh đón Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt

27/09/2013 08:38

Sáng 26/9, tại Di tích Lam Kinh, Thanh Hóa, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 585 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 580 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi và đón Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt...

ADQuảng cáo

Sáng 26/9, tại Di tích Lam Kinh,Thanh Hóa, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 585 năm Vua LêThái Tổ đăng quang, 580 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi và đón Bằng Ditích Quốc gia đặc biệt.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Bằng Ditích Quốc gia đặc biệt đối với Di tích Lam Kinh cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Ảnh:VGP/Từ Lương


Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Ủyviên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Thủ tướngNguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổchức Trung ương Tô Huy Rứa đã tới dự.

Lễ kỷ niệm là một sự kiện chính trị,văn hóa trọng đại, thể hiện sự tri ân của các thế hệ ngày hôm nay trước nhữngcống hiến, hy sinh của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm,bảo vệ độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước.

ADQuảng cáo

Những giá trị văn hóa vật thể và phivật thể của Di tích Lam Kinh còn lại cho đến ngày nay là tài sản văn hóa vô giácủa nhân dân Thanh Hóa và của cả dân tộc cần được quan tâm bảo vệ và phát huy.Với những giá trị đặc biệt đó, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết địnhphê duyệt xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt cho Di tích lịch sử kiến trúc nghệthuật Lam Kinh.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ và Ủyban Trung ương MTTQ Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: “Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ công nhận Lam Kinh là Di tích Quốc gia đặc biệt là sựthể hiện sinh động của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về bảotồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc nói chung, Di tích lịch sử kiếntrúc nghệ thuật Lam Kinh của tỉnh Thanh Hóa nói riêng”.

Nhân dân Thanh Hóa tự hào về nhữngđóng góp to lớn của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, tự hào về di sản văn hoá đượctôn vinh. Vì vậy, chính quyền và nhân dân Thanh Hoá cần tiếp tục nâng cao tinhthần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mình trong việc phát huy truyền thống quêhương gắn kết chặt chẽ giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển kinh tế dulịch, góp phần đưa hình ảnh của Thanh Hoá đến với đông đảo đồng bào trong nướcvà nước ngoài. Cùng với việc tiếp tục kêu gọi đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế,văn hoá, xã hội, tỉnh Thanh Hoá cần tiếp tục thực hiện tốt “Dự án phục hồi, tôntạo, bảo tồn và phát huy giá trị khu Di tích lịch sử Lam Kinh” đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt.


Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật sânkhấu hóa “Hào khí Lam Sơn - Tỏa sáng trường tồn”. Ảnh: VGP/Từ Lương


Sau phần Lễ được tổ chức quy mô,phần Hội là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa “Hào khí Lam Sơn - Tỏa sángtrường tồn” vớicácdiễn xướng, múa hát dân gian tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh như: MúaXuân Phả, múa Rồng Xuân Lập (Thọ Xuân), trò Chiềng (Yên Định), trò Sanh Ngô,trống hội Phú Khê (Hoằng Hóa), hát múa Đông Anh (Đông Sơn), cồng chiêng (NgọcLặc), hò sông Mã (CLB dân gian thị trấn Hà Trung).

Nguồn Chinhphu.vn

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lam Kinh đón Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO