Khai thác khoáng sản làm mất đất sản xuất

29/09/2011 08:42

Từ nhiều năm nay, tại một số huyện như Đắk Mil, Đắk Glong, Krông Nô xảy ra tình trạng khai thác đá opal, vàng, cát… Bên cạnh những vấn đề liên quan đến quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường… thì “vấn nạn” này đã “cướp” đi hàng trăm héc ta đất sản xuất nông nghiệp...

ADQuảng cáo

Từ nhiều năm nay, tại một số huyện nhưĐắk Mil, Đắk Glong, Krông Nô xảy ra tình trạng khai thác đá opal, vàng, cát… Bên cạnh những vấn đềliên quan đến quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường… thì “vấn nạn”này đã “cướp” đi hàng trăm héc ta đất sản xuất nông nghiệp.

Trên sông Krông Nô, thuộc địa bàn xã Quảng Phú (KrôngNô), hàng ngày, có hàng chục loại phương tiện phục vụ khai thác cát như: sàlan, xe cuốc, máy hút cát… Thực trạng này đã tạo nên nhiều hầm ngầm lớn, độ sâuvượt giới hạn cho phép, làm thay đổi địa hình đáy sông, gây biến đổi dòng chảydẫn đến sạt lở bờ sông, làm cho hàng trăm ha đất sản xuất của người dân xã BuônChoáh bị sạt lở và cuốn theo dòng sông. Ông Trần Văn Hùng ở thôn 3 cho biết:“Những người hút cát dưới sông lấn đến đâu thì đất ở, đất sản xuất của ngườidân bị xâm thực đến đó. Có nhiều lúc ngô, lúa của bà con gần đến mùa thu hoạchcũng bị nạn hút cát làm sụp hết xuống sông. Còn ông Trần Hữu Thành, cũng ở thôn3 giải bày: “Nếu tình trạng khai thác cát kéo dài, diện tích đất nông nghiệp ởđây sẽ bị trôi sông hết. Tính từ năm 2007 đến nay, gia đình tôi đã mất hơn 1 hađất sản xuất do đất bị sạt lở xuống sông”. Không chỉ nạn khai thác cát làm hàngcho đất sản xuất của bà con thôn 3 bị sạt lở, cuốn trôi xuống sông mà tình trạngkhai thác cát như trên cũng khiến hàng chục ha đất nông nghiệp gần bờ sông ởcác thôn Nam Tiến, Cao Sơn, thôn 1… của xã “không cánh mà bay”. Theo UBND huyệnKrông Nô, năm 2010, chỉ tính riêng trên địa bàn xã Buôn Choáh đã có trên 70 hađất của dân bị rửa trôi do nạn “sa tặc”. Bên cạnh đó, số diện tích đất nôngnghiệp bị cuốn trôi ở các địa phương khác cũng đã lên tới hàng trăm héc ta.



Phương tiện máy móc phục vụ hút cát tập trung với số lượng lớn hoạtđộng suốt ngày đêm ven bờ sông thuộc xã Buôn Choáh (Krông Nô)


ADQuảng cáo

Còn tại xã Đắk Gằn (Đắk Mil), tình trạng khai tháclậu đá opal cũng khiến cho không ít diện tích đất nông nghiệp bị xóa sổ. Nhiềuhộ dân thấy cái lợi trước mắt đã bán cả cà phê, hồ tiêu… cho các doanh nghiệpkhai thác đá. Do vậy, có rất nhiều người sau khi thỏathuận với doanh nghiệp xong đã không còn đất sản xuất. Bà Đặng Thị Liên ở thônTân Định nuối tiếc: “Giờ nghĩ lại thấy mình quá dại, vì nghe lời dụ dỗ của mấyngười tìm đá opal mà bán đi mảnh đất gần 7 sào, bán xong thì mất luôn đất trồngngô, trồng đậu”. Tương tự, tại một số xã như Đắk Ha, Đắk R’măng… của huyện ĐắkGlong, nhiều hộ dân phải túc trực suốt ngày đêm để canh chừng không cho cácnhóm đào đãi vàng đưa máy múc vào “ăn trộm” đất. Ông Trần Văn Phú ở xã Đắk Hacho biết: “Gia đình tôi có mảnh đất gần 10 ha trên địa bàn xã Đắk R’măng, hàngngày có không biết bao nhiêu người vào gạ mua để làm vàng nhưng tôi không bán.Mấy tháng trước, khi vào thăm rẫy tôi phát hiện đất của mình bị đào trộm mấtgần 2 sào. Nên bây giờ, ngày nào tôi cũng phải vào rẫy để canh chừng”.

Thực tế, tại các xã Đắk Ha, Đắk R’măngcũng có nhiều người bán đất vì bị dụ dỗ, nhưng có người vì ham lợi bán giá caocho các nhóm đào đãi vàng, sau khi tiêu xài hết tiền, họ lại quay ra đi phátrừng, chiếm dụng đất trái phép để lấy đất sản xuất.

Theo Sở Tài nguyên-Môi trường, trong thời giantới, đơn vị sẽ tham mưu cho tỉnh tiến hành khảo sát, tìm kiếm, đánh giá, quyhoạch vùng tài nguyên để khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản một cách hợplý. Còn đối với những địa bàn sau khi khai thác xong, các đơn vị doanh nghiệpsẽ có nhiệm vụ phải bồi hoàn lại mặt bằng, phục hồi dần cảnh quan sinh thái vàmôi trường để những khu vực mỏ sau khai thác không biến thành những khu vực đấthoang hóa, cằn cỗi.

Bài, ảnh:Văn Tâm

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khai thác khoáng sản làm mất đất sản xuất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO