Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh: Vượt khó khẳng định mình

29/11/2012 09:33

Những năm qua, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ðoàn ca múa nhạc dân tộc (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã không ngừng phấn đấu, kiện toàn tổ chức, nỗ lực xây dựng những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc để phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương...

ADQuảng cáo

Những năm qua, vớichức năng, nhiệm vụ của mình, Ðoàn ca múa nhạc dân tộc (Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch) đã không ngừng phấn đấu, kiện toàn tổ chức, nỗ lực xây dựng nhữngchương trình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc để phụcvụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương.



Các diễnviên của Đoàn ca múa nhạc dân tộc biểu diễn chương trình nghệ thuật nhân kỷniệm 100 năm Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng, “Nghĩa tình Quảng Đức- ĐắkNông”


Ngoài việc thườngxuyên phát hiện, thu hút những người có năng khiếu, trình độ chuyên môn về “đầuquân”, toàn thể cán bộ, công nhân viên hiện có của đoàn cũng đã thể hiện quyếttâm, nỗ lực hết mình với phương châm “mỗi người làm việc bằng hai” để khắc phụckhó khăn trước mắt nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Cho tới nay, những sựkiện chính trị lớn của tỉnh, Ðoàn đều có sự tham gia, mang đến cho người xemnhiều chương trình ca, múa nhạc đậm đà bản sắc dân tộc. Không những vậy, Ðoàncũng đã phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin các huyện, thị trên địa bàn xâydựng các chương trình nghệ thuật và đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóacho nhân dân vùng sâu, vùng xa, nhất là đồng bào các dân tộc nơi biên giới.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Nội dung các tiết mụcvăn nghệ phong phú, xoay quanh các chủ đề ca ngợi Ðảng, Bác Hồ kính yêu, sự đổithay của quê hương đất nước… Bên cạnh cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mìnhthì Ðoàn cũng luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng, củng cố đội ngũ diễn viênhiện có, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác chuyên môn. Ðến nay Ðoàn đãquy tụ được hơn 40 diễn viên, nghệ sĩ tham gia sinh hoạt và biểu diễn với nhữnggiọng ca nổi trội đầy triển vọng như Y M’Linh, Lê Thương, Ya Bazima…

Với phương thức “Hoánđổi chỉ tiêu phục vụ chính trị không thu”không chỉ tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh có điều kiệnthưởng thức bản sắc văn hóa các vùng, miền mà thông qua đó, Ðoàn có thể giớithiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Ðắk Nông cho nhân dân các tỉnh bạn.

Tại Hội diễn ca múanhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 diễn ra tại Nha Trang (Khánh Hòa), Ðoànđã giành được 2 HCV, 2 HCB. Ðặc biệt tại Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp 3nước Ðông Dương được diễn ra tại Quảng Trị, với những tiết mục văn nghệ đặc sắcđược dàn dựng công phu và hoành tráng, Ðoàn đã đạt 2 HCV, 3 HCB và được Bộ Vănhóa tặng Bằng khen…

Năm 2012 là năm đánhdấu nhiều thành công nhất của Ðoàn với việc xây dựng thành công chương trìnhnghệ thuật “N’Trang Lơng- Người con của núi” nhân kỷ niệm 100 năm Phong tràokhởi nghĩa N’Trang Lơng, chương trình “Nghĩa tình Quảng Ðức- Ðắk Nông”, để lạiấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả trong và ngoài tỉnh. Chương trình nghệthuật này đã được Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Cục Ðiện ảnh đánh giá cao.

Theo nhạc sĩ Võ Cường,Trưởng Ðoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh thì có được kết quả trên là nhờ Ðoàn đãtích cực khai thác vốn nghệ thuật dân gian cũng như tiếp thu có chọn lọc những tinhhoa nghệ thuật của các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnhnhững kết quả đạt được thì hoạt động của Ðoàn cũng còn có nhiều khó khăn nhưcông tác biên đạo, dàn dựng, đạo diễn đến nay còn thiếu; việc sưu tầm, sángtác, nâng cao những tác phẩm nghệ thuật đưa đến cho người thưởng thức cũng cònhạn chế. Mặt khác, cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu luyện tập của diễn viên,ca sĩ còn tạm bợ cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công việc. Tuynhiên, dù khó khăn, vất vả nhưng bằng tình yêu, niềm đam mê với nghệ thuật,Ðoàn sẽ cố gắng hơn nữa để mang lại cho khán giả những màn biểu diễn hay, đặcsắc.

Bài, ảnh:Mỹ Hằng

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh: Vượt khó khẳng định mình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO