“Đánh thức” tiềm năng nuôi trồng thủy sản

27/03/2012 15:22

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, điều kiện nuôi cá nước ngọt rất thuận lợi. Ngoài diện tích ao hồ của các nông hộ thì ở các địa phương còn có hàng trăm héc ta mặt nước từ các ao đầm tự nhiên, hồ chứa nước thủy lợi, mặt thoáng của các công trình thủy điện...

ADQuảng cáo

Hiện nay, trên địa bàntỉnh, điều kiện nuôi cá nước ngọt rất thuận lợi. Ngoài diện tích ao hồ của cácnông hộ thì ở các địa phương còn có hàng trăm héc ta mặt nước từ các ao đầm tựnhiên, hồ chứa nước thủy lợi, mặt thoáng của các công trình thủy điện... phầnlớn diện tích này đều có đủ điều kiện để khuyến khích phát triển nghề nuôi cá ởquy mô vừa và nhỏ. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, từ năm 2009 đến nay,Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã chuyển giao mô hình nuôi cá diêu hồngthâm canh cho nhiều hộ dân ở các địa phương như huyện Đắk Glong, Đắk Song, ĐắkMil, thị xã Gia Nghĩa… đạt được kết quả thiết thực. Hiệu quả từ các mô hình nàykhông những giúp nông dân ở các địa phương nâng cao thu nhập mà nhiều diện tíchmặt nước nuôi trồng thủy sản của bà con không còn bỏ hoang, gây lãng phí nguồntài nguyên như trước đây nữa.



Mộtsố hộ dân đã tận dụng hồ Thủy điện Đắk R’tíh để nuôi thủy sản. Ảnh: N.T

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo


Bà Dương Thị Hạnh ởthôn Tân Tiến, xã Quảng Thành (Gia Nghĩa) có trên 2 sào ao nuôi cá cho biết:“Sau khi tham quan một số mô hình nuôi của bà con trong huyện, tôi đã mạnh dạnmua giống, cải tạo lại ao hồ để nuôi cá thâm canh. Ưu điểm của cách nuôi này lànguồn nước trong ao luôn được duy trì và thay đổi thường xuyên nên thuận lợicho cá sinh trưởng, phát triển, hạn chế được dịch bệnh, cá nuôi có mật độ dàynên sản lượng đạt cao”. Không riêng gì gia đình bà Hạnh, đến nay trên địa bànthị xã Gia Nghĩa đã có hàng chục hộ thực hiện nuôi cá thâm canh này. Nhờ đó, bàcon đã có mức thu nhập đạt từ 80-100 triệu đồng/ha/năm. Còn đối với gia đìnhông Phạm Công ở tổ dân phố 2, thị trấn Đức An (Đắk Song) thì việc tham gia môhình nuôi cá diêu hồng thâm canh đã được triển khai từ rất sớm. Ông Công chobiết: “Trước đây, tôi cũng nuôi cá nhưng chỉ nuôi cá trắm cỏ và những loại cátruyền thống để cải thiện bữa ăn gia đình là chính. Một phần là do không biếtkỹ thuật nuôi, cá chậm lớn và tỷ lệ hao hụt lại quá lớn nên không dám nuôi theodạng thương phẩm. Năm vừa rồi, tôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và tập huấn,cung cấp giống, hỗ trợ thức ăn và thuốc phòng trị bệnh trong suốt quá trìnhnuôi. Vì vậy, hồ cá diêu hồng của gia đình lớn nhanh trông thấy. Do đó, nếu ápdụng đúng và đầy đủ kỹ thuật vào thâm canh thì mô hình nuôi cá cũng mang lạilợi nhuận khá cao”.

Theo tính toán củaTrung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì sau 6 tháng nuôi, trọng lượng cá đạt trungbình 0,60 kg/con, với mật độ thả nuôi 3-4 con/m2, tỷ lệ sống 97%, năng suất đạtđược 15 tấn/ha. Với giá bán hiện nay trên thị trường 38.000-40.000 đồng/kg, sẽcho thu nhập trên 540 triệu đồng/ha, trừ chi phí 206 triệu đồng/ha bao gồm congiống, cám, thuốc thủy sản… thì người nuôi cá cũng có lãi hơn  334 triệuđồng/ha. Theo ông Nguyễn Văn Hai, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư huyệnĐắk Song thì qua kết quả của mô hình cho thấy, việc nuôi cá diêu hồng trong aođất có lợi nhuận cao hơn so với các loài cá truyền thống như cá mè, cá trắm, cátrôi, cá chép… Hơn nữa, nuôi cá diêu hồng thâm canh không đòi hỏi nhiều côngchăm sóc, ít dịch bệnh và rất phù hợp với mô hình VAC. Vì thế, mô hình cần đượcnhân rộng trong những năm sau.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNTthì trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, tổngsản lượng đạt 2.545 tấn. Việc phát triển các mô hình nuôi cá thâm canh đã khaithác hiệu quả lợi thế, tiềm năng về đất mặt nước, tạo công ăn việc làm cho laođộng nông thôn, tạo vùng sản xuất hàng hóa lớn góp phần xóa đói, giảm nghèo chonông dân. Để nhân rộng mô hình nuôi cá thâm canh, thúc đẩy ngành nuôi trồngthủy sản phát triển, thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục xây dựngcác mô hình nuôi cá cao sản và có cơ chế hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các hộ nôngdân, khuyến khích các địa phương thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôitrồng thủy sản để làm khâu trung gian chuyển giao kỹ thuật và tạo đầu mối tiêuthụ sản phẩm cho bà con. Có như vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh mới thậtsự được đánh thức.


Văn Tâm

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Đánh thức” tiềm năng nuôi trồng thủy sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO