Công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian: Vẫn còn phải chờ

04/03/2011 13:45

Trong khuôn khổ Đề án “Bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Nông” do UNESSCO tài trợ vừa mới kết thúc vào cuối năm 2010, thì việc lập danh sách và đề nghị công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian cho các nghệ nhân biểu diễn và truyền dạy cồng chiêng là một vấn đề cần thiết...

ADQuảng cáo

Trong khuôn khổ Đề án “Bảo tồn Không gianvăn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Nông” do UNESSCO tài trợ vừa mới kết thúc vào cuốinăm 2010, thì việc lập danh sách và đề nghị công nhận danh hiệu nghệ nhân dângian cho các nghệ nhân biểu diễn và truyền dạy cồng chiêng là một vấn đề cầnthiết. Theo danh sách mà những người thực hiện đề án đã lập thì tỉnh ta có 60nghệ nhân truyền dạy và biểu diễn cồng chiêng thuộc các dân tộc M’nông, Mạ vàÊđê cần được tôn vinh và công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian. Đây là nhữngnghệ nhân có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, truyền dạy và phát huy giátrị của cồng chiêng trong nhiều năm qua, được cộng đồng ghi nhận. Mặt khác,theo tiêu chí chung thì các nghệ nhân phải thuộc và biểu diễn được ít nhất 5bài cồng, chiêng truyền thống trở lên.


Nghệ nhân bon Bu Prâng, xã Quảng Trực (Tuy Đức) biểu diễn chiêng

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Tuy nhiên, cho đến nay việc công nhậndanh hiệu nghệ nhân dân gian cho các nghệ nhân nói trên vẫn chưa được thựchiện. Sự chậm trễ này khiến cho các nghệ nhân chịu nhiều thiệt thòi. Bởi mộtkhi đã được phong tặng danh hiệu thì ngoài việc tôn vinh, ghi nhận công lao đốivới công tác bảo tồn văn hóa dân gian thì các nghệ nhân cũng sẽ được hưởng chếđộ đãi ngộ về vật chất. Trong số 60 nghệ nhân nói trên thì hầu hết đều đã caotuổi, thậm chí có người đã trên 100 tuổi và phần lớn có hoàn cảnh rất khó khăn.Cá biệt, có trường hợp phải nhờ cộng đồng giúp đỡ vì tuổi cao sức yếu, khôngthể lao động. Từ khi lập danh sách đến nay mới có hơn 2 năm, song có nhiềungười đã “khuất núi” như các cố nghệ nhân: K’Bông ở bon Pi Nao, xã Nhân Đạo; YMớt, ở thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp). Cố nghệ nhân K’Bông mất là một thiệt thòilớn đối với câu lạc bộ cồng chiêng bon Pi Nao nói riêng và công tác bảo tồn vănhóa trên địa bàn tỉnh nói chung, bởi ông là một trong số ít nghệ nhân còn thuộcvà biểu diễn được trên 10 bài chiêng cổ của dân tộc M’nông. Vậy mà ông mất đi,khi những công lao, đóng góp chưa được tôn vinh.

Được biết, từ trước đến nay, tỉnh ta mớicó 2 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian là cố nghệnhân Điểu Kâu – nghệ nhân biên soạn, dịch thuật sử thi và người em của ông lànghệ nhân Điểu K’Lứt – nghệ nhân hát kể sử thi ở bon Bu Prâng xã Đắk N’Drung(Đắk Song). Qua tìm hiểu, về phía ngành Văn hóa cũng rất quan tâm đến việc tônvinh, công nhận danh hiệu cho các nghệ nhân, nhưng xem ra vẫn còn một số vướngmắc. Theo ông Tô Đình Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì hiệnchưa có văn bản pháp qui nào ban hành về việc công nhận danh hiệu nghệ nhân dângian cho các nghệ nhân biểu diễn và truyền dạy cồng chiêng, nên chưa có cơ sởđể công nhận. Ngành cũng đã nhiều lần có ý kiến với Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch). Theo Cục Di sản thì trong năm nay, sau khi có văn bản hướngdẫn thực hiện Luật Di sản thì sẽ chú trọng đến việc này. Tuy nhiên, trong khichờ đợi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khencho các nghệ nhân để ghi nhận công lao của họ đối với công tác bảo tồn, pháthuy giá trị văn hóa dân gian các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Hoàng Thanh

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian: Vẫn còn phải chờ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO