Chống lạm phát: Phải nhất quán và kiên quyết

25/05/2011 09:02

Một lần nữa, câu chuyện lạm phát lại khiến không ít người dân lo lắng. Không cần hoảng loạn với lạm phát, nhưng phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm ra giải pháp đúng...

ADQuảng cáo

Mộtlần nữa, câu chuyện lạm phát lại khiến không ít người dân lo lắng. Không cầnhoảng loạn với lạm phát, nhưng phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm ra giải phápđúng. Đường hướng chung của Chính phủ đưa ra đầu năm về kiềm chế lạm phát, ổnđịnh kinh tế vĩ mô là đúng. Vấn đề là thực hiện có nhất quán, kiên quyết haykhông. Nếu Chính phủ kiên định làm đúng 6 giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô theoNghị quyết 11, lạm phát cả năm 2011 thấp nhất cũng là 15,5%. Còn nếu Chính phủ“không kiên nhẫn”, lạm phát có thể tăng tới 18,2%.

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Chính sách(VEPR) trực thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố Báo cáothường niên về kinh tế Việt Nam năm 2011. Với tiêu đề: Nền kinh tế trước ngã bađường, bên cạnh việc khái quát thực trạng nền sản xuất, thương mại và tài chínhViệt Nam sau năm 2010, Báo cáo cũng phác họa một số nét chính về viễn cảnh kinhtế năm 2011.

Theo báo cáo của VEPR, thâm hụt ngân sáchcủa Việt Namhiện còn lớn, chi thường xuyên tăng và đang ở mức cao. Trong khi đó, đầu tưphát triển lại có xu hướng giảm sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tốc độ tăngtrưởng kinh tế trong dài hạn. Rủi ro ngân sách cũng là một vấn đề lớn khi hàngloạt tập đoàn kinh tế (bao gồm EVN, Petrolimex, PetroVietnam…) đang bộc lộkhông ít khó khăn về tài chính. Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành (chủ biên báo cáo) vàcác cộng sự đưa ra 2 kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong năm nay. Ở kịch bản “tíchcực”, các biện pháp thắt chặt tổng cầu được duy trì đến hết năm, lạm phát sẽ ởmức 15,5% trong khi tốc độ tăng GDP là 6,18%. Trong khi đó, nếu sớm nới lỏngtiền tệ vào khoảng quý III, tăng trưởng có thể nhích lên một chút, khoảng6,55%. Tuy nhiên, tốc độ tăng CPI khi đó sẽ ở mức 18,2%, tức là gấp rưỡi năm2010. Như vậy, trong cả 2 kịch bản, lạm phát năm 2011 đều được dự kiến ở mứccao hơn 2 lần so với mục tiêu Quốc hội phê duyệt cuối năm ngoái. Các con số nàycũng cao hơn nhiều so với mức “phấn đấu” được Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tưVõ Hồng Phúc thông báo tại Hội nghị thường niên ADB đầu tháng 5 vừa qua.


Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra chất lượng, giá cả tại mộtcửa hàng kinh doanh ở huyện Đắk R’lấp. Ảnh: Vũ Trang

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Để chống lạm phát hiệu quả, các nhànghiên cứu đề xuất Chính phủ cần tăng uy tín trong việc cam kết chống lạm phát,mà trước hết phải giữ được mức trượt giá thấp nhất trong vòng ít nhất là 6tháng nhằm lấy lại niềm tin của thị trường.

Báo cáo cũng đề xuất cơ quan quản lí cầnxây dựng các giải pháp bình ổn vĩ mô với mục tiêu lạm phát rõ ràng để tăng hiệuquả cho các chính sách kèm theo. Về dài hạn, cần khuyến khích tăng trưởng kinhtế thông qua gia tăng năng suất lao động và tăng sản lượng. Điều này phụ thuộcrất lớn vào việc chuyển dịch mô hình tăng trưởng, vốn là một bài toán lớn vàkhông dễ giải của kinh tế Việt Nam.

Với các phân tích trên, VEPR kiến nghịlớn nhất cho năm 2011 là cần nghiêm túc thực hiện đúng Nghị quyết 11, kiên trìvới chủ trương thắt chặt tài khóa, tiền tệ. Kỷ luật tài khóa có ý nghĩa sốngcòn cho sự hồi phục sức mạnh của nền kinh tế.

Nếu Chính phủ không nhất quán và kiênquyết trong việc kiềm chế lạm phát thì nguy cơ lạm phát khoét sâu vào đói nghèolà không thể tránh khỏi. Một nghiên cứu của Bộ KH&ĐT mới đây đã chỉ rarằng, khi lạm phát bao trùm xã hội, thiếu đói và đình công ở Việt Nam tăng cao.Thu nhập thực của người lao động sụt giảm vì không đuổi kịp tốc độ tăng giá.Mục tiêu giảm nghèo 2% năm nay có thể bị phá vỡ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao đangtrở thành nỗ lo ngại lớn nhất không chỉ cho các nhà quản lí chính sách ổn địnhkinh tế vĩ mô. Vòng xoáy của lạm phát có thể sẽ nhấn chìm các nỗ lực cải thiệnchất lượng sống của người dân nghèo. Các phân tích của Tổng Cục thống kê còncho thấy, lạm phát đẩy người nghèo càng nghèo hơn. Các chuẩn nghèo của Việt Nam bỗng dưngmất tính chân thực. Dự báo năm 2011, CPI bình quân năm sẽ cao hơn tới 5,4-6,4%so với mặt bằng trên. Các chuyên gia Tổng cục này cho biết khi đó, giá trị thựctế của chuẩn nghèo 5 năm tới sẽ bị mất khoảng 7-8% giá trị, tức khoảng 30.000 –40.000 đồng/người/tháng. Vì thế, số hộ nghèo vừa vươn lên… ngưỡng hộ cận nghèovề bản chất, vẫn hoàn nghèo như cũ. Một phép tính logic đã được cơ quan này nêurõ, khi lạm phát tăng cao thì tỉ lệ giảm nghèo sẽ bị giảm. Giả sử như CPI tháng12-2011 tăng 7%, CPI bình quân là 11,9%, tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam có thể giảmđược 1,5 điểm %. Nhưng khi CPI tháng 12 năm nay tăng 9%, CPI bình quân năm tăng13,1% thì tỉ lệ hộ nghèo bị giảm đi 1,3 điểm%. Còn nếu CPI tháng 12 năm naytăng tới 12%, CPI bình quân tăng 13,9% thì tỉ lệ hộ nghèo sẽ giảm 1 điểm %. Nhưvậy, mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam theo Quốc hội đặt ra là giảm 2%sẽ khó đạt được.

Với những nghiên cứu trên, không thểkhông lo ngại rằng, một kịch bản về thiếu đói, đình công và bất ổn xã hội nóichung sẽ tái diễn nếu lạm phát năm nay không được kiềm chế tốt. Bên cạnh nhữnggiải pháp “đánh trực diện” vào lạm phát như tài khóa, tiền tệ, giảm đầu tưcông, giảm bội chi, Bộ KH&ĐT cho rằng, các chương trình giảm nghèo cần phảiđược rà soát lại.

Những chính sách hỗ trợ trực tiếp chongười nghèo phải được tăng cường thay vì qua trung gian. Giai đoạn 2011-2015 làdịp để nhìn lại sâu sắc hơn việc xã hội cần chia sẻ với Nhà nước, gánh vác cácchính sách an sinh xã hội như thế nào và sự chủ động vươn lên của các hộ nghèođến đâu?

P.V

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chống lạm phát: Phải nhất quán và kiên quyết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO