Chính phủ tiếp tục họp chuyên đề xây dựng pháp luật

14/08/2013 09:42

Ngày 13/8, Chính phủ tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật...

Ngày 13/8, Chính phủ tiếp tục chươngtrình phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật.


Tại phiên họp này, Chính phủ đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Công chứng, Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), định hướngsửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005 và định hướng xây dựng dự án Luật Đầu tư vàquản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Bảo hiểm y tế và Luật Hôn nhân và gia đình.


Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng sửa đổi 26 điều, bổsung mới 9 điều và bãi bỏ 1 điều trên tổng số 67 điều của Luật Công chứng hiệnhành, tập trung vào 5 nhóm vấn đề là: Phạm vi công chứng; giá trị pháp lý củavăn bản công chứng; công chứng viên; tổ chức hành nghề công chứng; quản lý nhànước và quản lý của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của các công chứng viên đối vớihoạt động công chứng và một số vấn đề khác.


Các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận những vấn đề lớn của dự án Luậtliên quan đến việc mở rộng phạm vi công chứng; giá trị pháp lý của văn bản côngchứng; tổ chức xã hội-nghề nghiệp của các công chứng viên...


Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) gồm 19 chương và 165 điều, tăng thêm 4chương và 29 điều so với luật hiện hành. Dự án Luật đã bổ sung những quy địnhmới và sửa đổi những quy định không phù hợp, không khả thi của Luật Bảo vệ môitrường năm 2005 nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường; đảmbảo kiểm soát ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước.


Ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ nhấn mạnh, Luật Bảo vệ môi trường năm2005 đã đóng góp hết sức quan trọng vào những thành công trong công tác bảo vệmôi trường thời gian qua. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng củatình hình kinh tế-xã hội cũng như các vấn đề môi trường nảy sinh thời gian quanhư tác động của biến đổi khí hậu, an ninh môi trường đòi hỏi pháp luật về bảovệ môi trường phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh vàcó tính đột phá.


Vì vậy, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) là hết sức cầnthiết, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các nội dung khắc phục những hạn chế,bất cập của Luật bảo vệ mội trường năm 2005; bổ sung một số nội dung mới liênquan đến tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, an ninh môi trường; coi trọng côngtác phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường...


Đề cập đến các nội dung cụ thể trong dự án Luật này, các thành viên Chính phủđã tập trung thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việclập quy hoạch môi trường; đánh giá tác động môi trường; tổ chức bảo vệ môitrường lưu vực sông liên tỉnh; kế hoạch bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trườngnước sông và bảo vệ môi trường các nguồn nước khác; tỷ lệ chi cho sự nghiệp môitrường và đầu tư phát triển bảo vệ môi trường công cộng...


Về định hướng sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005, các thành viên Chính phủ chorằng, việc sửa đổi, bổ sung là cần thiết nhằm xây dựng Bộ luật dân sự trở thànhluật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thànhtheo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bêntham gia; góp phần ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của tổ chức, cá nhântrong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


Thảo luận về dự án Luật này, các thành viên Chính phủ nhấn mạnh: Bộ luật dân sựphải là một đạo luật có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà còn vềmặt thứ bậc trong hệ thống pháp luật. Các thành viên Chính phủ đã nêu lên nhữngđịnh hướng cơ bản trong việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, trong đó tậptrung vào những nội dung lớn về vị trí, vai trò của Bộ luật dân sự; cấu trúccủa Bộ luật dân sự; chủ thể quan hệ pháp luật dân sự; hình thức sở hữu; cơ chếbảo vệ các quyền dân sự...


Đề cập đến định hướng xây dựng Dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tưvào doanh nghiệp, các thành viên Chính phủ cho rằng, dự án Luật phải tạo tạo ramột khung pháp lý đầy đủ, cụ thể đối với hoạt động đầu tư vốn và quản lý vốnnhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phân định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụcủa chủ sở hữu nhà nước trong hoạt động đầu tư vốn và quản lý vốn nhà nước đãđầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của Đảng về sắp xếp và phát triển doanhnghiệp nhà nước; tuân thủ nguyên tắc phát triển kinh tế thị trường có sự quảnlý của Nhà nước, đảm bảo bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế trước phápluật...


Vấn đề về vai trò chủ sở hữu nhà nước; về “vốn nhà nước” quy định trong luật;quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; tiền thu lợi nhuận sau thuế củacác doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;... là những nội dungđược các thành viên Chính phủ tập trung đóng góp ý kiến khi thảo luận về địnhhướng xây dựng dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp tại phiên họp.


Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã sửa đổi, bổsung 17 điều trong tổng số 52 điều của Luật hiện hành, đã thể chế hóa đườnglối, chính sách của Đảng về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân; khắc phục nhữngtồn tại bất hợp lý của luật hiện hành, hoàn thiện khung pháp lý để nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền, lợi íchcủa người dân tham gia bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh.


Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế,các thành viên Chính phủ đã tập trung làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khácnhau liên quan đến quy định bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc;quy định trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của lực lượng vũ trang; quy địnhmức hưởng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; quy định mức tối đacùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh...


Việc sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình nhằm đáp ứng kịp thời các yêucầu khách quan của thực tiễn hôn nhân và gia đình Việt Nam; công nhận, thựchiện và bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân và tài sản của cá nhân trong lĩnhvực hôn nhân và gia đình; nâng cao trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình,vai trò của gia đình đối với xã hội và vai trò của Nhà nước, xã hội đối với giađình.


Dự thảo luật đã sửa đổi 50 điều, bổ sung mới 57 điều so với luật hiện hành.Những vấn đề lớn, quan trọng mà dự thảo Luật đề cập là: Áp dụng tập quán tronghôn nhân và gia đình; giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống chung như vợchồng mà không đăng ký kết hôn; xác định tài sản chung của vợ chồng trong chếđộ tài sản theo luật định; xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằngkỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; hôn nhân và giađình có yếu tố nước ngoài.


Các thành viên Chính phủ đã thảo luận những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhautrong dự án Luật liên quan đến tuổi kết hôn; kết hôn giữa những người cùng giớitính; ly thân; mang thai hộ...


Đánh giá cao các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các thành viênChính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo cácdự án Luật tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung các ý kiến đóng góp để xâydựng, sớm hoàn thiện các dự án Luật.

Nguồn TTXVN

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chính phủ tiếp tục họp chuyên đề xây dựng pháp luật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO