Bất bình đẳng giới và hướng khắc phục trong gia đình

29/09/2010 10:01

Trong đời sống hàng ngày, nam giới ít chia sẻ công việc nội trợ và chăm sóc con cái; người phụ nữ phải chịu nhiều công việc hơn, họ không có thời gian để tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, họ thiếu thời gian nghỉ ngơi và giải trí so với nam giới...

ADQuảng cáo

Trongđời sống hàng ngày, nam giới ít chia sẻ công việc nội trợ và chăm sóc con cái;người phụ nữ phải chịu nhiều công việc hơn, họ không có thời gian để tham giacác hoạt động chính trị – xã hội, họ thiếu thời gian nghỉ ngơi và giải trí sovới nam giới. Đặc biệt trong những năm gần đây hành vi bạo lực gia đình có xuhướng tăng lên (trong đó 95% nạn nhân là phụ nữ). Có gia đình, ngườichồng hành hạ vợ con, thậm chí chỉ vì nấu ăn không vừa ý đã hất cả mâm cơm vàomặt vợ. Có trường hợp vợ ốm, chồng để mặc không chăm sóc trông nom. Còn nhiềuphụ nữ phải “nặng gánh hai vai”, vừa phải làm tốt công tác xã hội, vừaphải đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng nhưmọi người, sức khỏe lại hạn chế. Trong đời sống xã hội, phụ nữ và chị em thườnglà đối tượng chịu thiệt thòi, bị phân biệt đối xử, bị tụt hậu so với nam giới ởnhiều lĩnh vực.

Mặt khác, trong gia đình, nhiều chị emcòn mang nặng tư tưởng tự ti, cam chịu, không dám đấu tranh để bảo vệ mình vàkhông tự khẳng định mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Những thực tếnêu trên đã và đang là những rào cản đối với việc thực hiện mục tiêu bình đẳnggiới, cản trở mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa mới và con người mới ở xã hộichủ nghĩa.

ADQuảng cáo

Để khắc phục thực trạng bất bình đẳnggiới trong gia đình như đã nêu trên, thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần thựchiện tốt các nội dung sau:

Một là, chúng ta cần thay đổinhận thức và đề cao vai trò to lớn của phụ nữ, ngoài thiên chức làm mẹ, họ cókhả năng làm việc, kể cả công việc gia đình và công việc xã hội không thua kémđàn ông. Lịch sử dân tộc ta cũng đã chứng minh, phụ nữ Việt Nam có thể làm được và làm tốt mọicông việc to lớn mà lịch sử đòi hỏi, đất nước trao cho.

Hai là, tăng cường giáo dục cácchuẩn mực gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm vớigia đình và xã hội. Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tàn dư, những tập tục thói quencoi thường phụ nữ khó thay đổi (tư tưởng nho giáo phong kiến), xem nhẹkhả năng làm việc xã hội của phụ nữ. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;phòng, chống có hiệu quả tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, bạo lực giađình; ngăn ngừa tình trạng lấy chồng nước ngoài bất hợp pháp, vì vụ lợi…

Ba là, phải có sự kết hợp giữacấp ủy đảng với chính quyền, mặt trận và đoàn thể trong tuyên truyền Luật Bìnhđẳng giới, Nâng cao nhận thức về giới để thực hiện sự thay đổi không ngừng nhằmloại trừ và hạn chế các định kiến giới cho cả phụ nữ và nam giới. Gắn với xâydựng đời sống văn hóa trong khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa mới, các hìnhthức bạo lực gia đình đặc biệt ở nông thôn. Tăng cường sự chia sẻ của nam giới,giảm bớt gánh nặng công việc gia đình, giải phóng phụ nữ ra khỏi công việc bếpnúc…

Bốn là, phụ nữ Việt Nam phảiphấn đấu về mọi mặt, không tự ti cam chịu, phải mạnh dạn đấu tranh chống tưtưởng phong kiến, hẹp hòi, lạc hậu đối với phụ nữ. Đồng thời chống chủ nghĩa cánhân “cố níu áo nhau” trong nội bộ giới mình.

Thay đổi nhận thức trong mỗi con người vàtrong cộng đồng gia đình, xã hội là một quá trình từng bước, không phải một sớmmột chiều là xong. Tuy nhiên, chỉ có thực hiện đầy đủ các nội dung trên mớithực sự góp phần chống bất bình đẳng giới trong gia đình truyền thống, góp phầnxây dựng “gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” như Đảng ta đãxác định.

Trần Đình Phú

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bất bình đẳng giới và hướng khắc phục trong gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO