Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hai dự án Bộ luật Lao động và Luật giá.

16/12/2011 09:01

Ngày 15-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét, cho ý kiến vào hai dự án luật được coi là sẽ có tác động sâu rộng đến đông đảo các tầng lớp nhân dân: Bộ luật Lao động và Luật giá...

Ngày 15-12, Ủy ban Thường vụ Quốchội (UBTVQH) đã xem xét, cho ý kiến vào hai dự án luật được coi là sẽ có tácđộng sâu rộng đến đông đảo các tầng lớp nhân dân: Bộ luật Lao động và Luật giá.


Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Về các vấn đề xã hộicủa Quốc hội đã đưa ra nhiều đề nghị sửa đổi, bổ sung quan trọng đối với dựthảo Bộ luật Lao động. Về thời gian làm thêm, đề nghị giữ nguyên như quy địnhcủa bộ luật hiện hành mà không “nới trần” như dự thảo đã trình Quốchội. Như vậy, doanh nghiệp có thể tổ chức làm thêm giờ không quá 4 giờtrong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làmthêm không quá 300 giờ trong một năm. 


Về thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xãhội thống nhất quy định theo hướng linh hoạt hơn, theo đó tối thiểu 4 tháng vàtối đa 6 tháng. Trên cơ sở đó, lao động nữ có quyền lựa chọn, quyết định thờigian nghỉ, vẫn được hưởng đủ 6 tháng trợ cấp thai sản. Đáng lưu ý, để phù hợpvới tình hình hiện tại, mức lương làm thêm giờ ban đêm đối với ngày thường,ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đều được điềuchỉnh tăng thêm 20% hiện hành; tương ứng bằng 200%; 250% và 350% so với lươnglàm việc bình thường.  


Lao động nữ sẽ được nghỉthai sản 6 tháng. Ảnh: CAO THĂNG


Điều hành phiên họp của UBTVQH vềLuật giá, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong 7 nhóm vấn đềquan trọng có ý kiến tranh luận, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra (Ủy banTài chính – Ngân sách của QH) đã thống nhất 5 nhóm vấn đề. Hai nhóm vấn đề còncó ý kiến khác nhau cần xin ý kiến UBTVQH là về bình ổn giá và danh mục hànghóa dịch vụ do nhà nước định giá. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhấnmạnh yêu cầu rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo luật với các cam kếtquốc tế để đảm bảo tính thị trường của nền kinh tế. Danh mục hàng hóa, dịch vụthuộc diện bình ổn giá hoặc nhà nước định giá cũng cần phải cân nhắc rất kỹ đểkhông làm mất tính cạnh tranh của doanh nghiệp.


Giải đáp những băn khoăn này, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết:“Kinh tế thị trường không có nghĩa là loại trừ sự quản lý của nhà nước. Mặtkhác, trong trường hợp vì thực hiện quản lý nhà nước mà doanh nghiệp bị thiệtthòi quyền lợi chính đáng thì họ sẽ được bù đắp, chẳng hạn như từ quỹ bình ổngiá”, ông Vương Đình Huệ khẳng định và cho biết sẽ bổ sung nguyên tắc về bù đắpnày vào luật để tạo sự yên tâm cho cộng đồng doanh nghiệp.


Một vấn đề khác được Bộ trưởng Vương Đình Huệ tập trung phân tích là nguồn tiềncho quỹ bình ổn giá. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng không nên sử dụng ngân sáchđể bình ổn giá, trừ trường hợp khẩn cấp như thiên tai địch họa. Sơ bộ tổng kếthoạt động bình ổn giá vừa qua cho thấy chỉ giải quyết được khâu ngọn, ngườiđược lợi lớn thật ra là nhà phân phối chứ không phải người tiêu dùng”. Theo bộtrưởng, vừa qua các doanh nghiệp xăng dầu đều đã tự nguyện trích quỹ bình ổngiá.


Chiều cùng ngày, UBTVQH nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Trưởngđoàn giám sát của UBTVQH, trình bày báo cáo giám sát về việc thực hiện chínhsách pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế (KKT), kinh tế cửakhẩu (KKTCK) và thảo luận về báo cáo này. Bên cạnh những mặt được, bản báo cáogiám sát đã chỉ ra một số hạn chế: cơ chế chính sách ưu đãi và mô hình tổ chức,quản lý thiếu ổn định; việc thành lập một số KKT theo quy hoạch đến năm 2020 cótính khả thi không cao; phần lớn các KKT có cơ chế, chính sách phát triển cơbản giống nhau, không phát huy được thế mạnh mang tính đặc thù…


Đối với các KKTCK, sự phối hợp quản lý các hoạt động thương mại, dịch vụ ở cáccửa khẩu chưa đồng bộ, hiệu quả; kết cấu hạ tầng các KKTCK không có chuyển biếnmạnh mẽ, nhiều địa phương không có khả năng tự cân đối, dẫn đến một số dự án bịkéo dài thời gian hoàn thành, nhiều công trình dở dang. Đoàn giám sát đề nghịQH ban hành Luật về KCN, KKT; sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước theohướng cho phép các địa phương thực hiện phương thức huy động các nguồn vốn đểđầu tư cơ sở hạ tầng KKT ven biển, hạ tầng đô thị với tỷ lệ phù hợp, nghiên cứutrích 30% nguồn thu hàng năm từ KKT giao địa phương chủ động đầu tư trở lạiKKT.


Đối với Chính phủ, cần tạm dừng ra quyết định thành lập mới để tiến hành tổngkết, đánh giá các KKT, KKTCK đã được thành lập và đi vào hoạt động một cáchtoàn diện. Đồng thời, sớm ban hành văn bản về quy hoạch cửa khẩu biên giới đấtliền, tránh việc mở, nâng cấp cửa khẩu tràn lan như hiện nay. Một số KKT hiệuquả hoạt động không cao cần chuyển thành các KCN có quy mô nhỏ hơn…

V.D (Theo SGGP)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hai dự án Bộ luật Lao động và Luật giá.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO