Truyền thông về phòng, chống bạo lực học đường: Vai trò của tổ chức Đoàn

31/03/2011 10:00

àá

ADQuảng cáo

Trongnhững năm gần đây, tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh xảy ra ngàycàng nhiều. Hậu quả của bạo lực học đường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng học tập và tâm sinh lý của nhiều em học sinh. Vì vậy, để góp phần nângcao nhận thức cho đoàn viên, đội viên về bạo lực học đường, cách phòng tránh,xử trí khi bị bạo lực, các cấp Đoàn trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác truyềnthông về phòng, chống bạo lực học đường, góp phần xây dựng môi trường học tậpthân thiện, tích cực.


Các em học sinh tham dự môn thi Earôbic trong “Ngày hội thanh niênkhỏe” do Tỉnh đoàn tổ chức

Theo đó, hàng năm, các cấp Đoàn đều phốihợp với Phòng Giáo dục-Đào tạo, cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đếntình trạng bạo lực giữa các em học sinh. Bên cạnh đó, các buổi nói chuyện, tọađàm, các lớp tập huấn, giáo dục kỹ năng sống, ứng xử cho học sinh cũng được tổchức thường xuyên. Việc nâng cao kiến thức về bạo lực học đường, kỹ năng côngtác cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt cũng được quan tâm.

Để thu hút ngày càng nhiều học sinh vàotổ chức Đoàn, Hội thì các cấp Đoàn đã chú trọng đến việc đổi mới nội dung, hìnhthức sinh hoạt, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo sân chơi lành mạnh, lý thú,bổ ích như thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm văn nghệ, thể dục, thể thao,tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS… Các hoạt động về nguồn,đền ơn đáp nghĩa, tri ân các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ,gia đình chính sách, có công với cách mạng, các buổi xâm nhập thực tế, ngoạikhóa cũng được phát động rộng rãi trong các trường học. Nhờ đó, nhiều mô hìnhkế hoạch nhỏ hay và hiệu quả như nuôi heo đất, đôi bạn cùng tiến, bạn giúp bạn,Quỹ vì bạn nghèo… lần lượt ra đời đã góp phần khơi gợi và giáo dục cho các emtinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.

ADQuảng cáo

Học sinh ở Gia Nghĩa tham gia môn thi kéo co do Đoàn tổ chức

Song songđó, các cấp Đoàn còn triển khai các cuộc vận động “Tuổi trẻ Đắk Nông học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Giúp bạn đến trường”… đến đông đảohọc sinh trong tỉnh. Thông qua các cuộc vận động, nhiều trường đã xây dựng đượcnhiều cách học tập và làm theo riêng, phù hợp, thiết thực, gắn liền với cuộcvận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngoài ra, các cơsở Đoàn địa phương còn phối hợp với công an, khối đoàn thể vận động các em tíchcực đến trường, không chơi các trò chơi điện tử bạo lực và các vật hung khí…Vào dịp hè, Tỉnh đoàn đều có văn bản hướng dẫn Đoàn cơ sở tổ chức vui chơi, rènluyện cho học sinh và phối hợp với thanh niên tình nguyện mở các lớp ôn tập hè,tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao… hướng các em đến môi trường sốnglành mạnh, bổ ích. Anh Lương Thành Tích, Bí thư Đoàn xã Nam Xuân (Krông Nô) chobiết: “Vào dịp hè, Đoàn xã đều tiếp nhận nhiều học sinh về sinh hoạt tại địaphương. Do đó, Đoàn xã luôn chú trọng tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh,bổ ích, nhằm nâng cao nhận thức của các em về học tập, tránh xa bạo lực họcđường. Vì vậy, hiện nay, tình trạng học sinh hư hỏng, tụ tập đánh nhau hay rượuchè trong xã đã hạn chế được rất nhiều”. Còn anh Điểu Danh, Bí thư Đoàn xãQuảng Trực (Tuy Đức) bày tỏ: “Mỗi dịp hè đến, chúng tôi đều chuẩn bị kế hoạchhoạt động cụ thể, theo từng lứa tuổi, từng đối tượng. Cùng với việc phối hợpvới thanh niên tình nguyện tổ chức ôn tập kiến thức cho các em thì Đoàn còn vậnđộng các em tham gia các hoạt động xã hội như vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ, giúpđỡ gia đình chính sách… được các em nhiệt tình hưởng ứng”.

Bài, ảnh: Hoàng Bảo

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truyền thông về phòng, chống bạo lực học đường: Vai trò của tổ chức Đoàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO