Thấu hiểu, thâm nhập và lãnh đạo văn nghệ: Sự nhạy bén của Đảng ta trong giai đoạn cao trào cách mạng

20/08/2010 09:09

Thập kỷ 40 thế kỷ trước là một thập kỷ đầy biến động toàn cầu. Trước thực tiễn, Đảng ta đã nhạy bén đưa ra những chủ trương, quyết sách lớn để lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc khởi nghĩa lịch sử: Cách mạng tháng Tám năm 1945...

ADQuảng cáo

Thập kỷ 40 thế kỷ trước là một thậpkỷ đầy biến động toàn cầu. Trước thực tiễn, Đảng ta đã nhạy bén đưa ra nhữngchủ trương, quyết sách lớn để lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc khởi nghĩa lịchsử: Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong sự nhạy bén ấy, có sự nhìn nhận đúng đắn về vănhọc nghệ thuật, nhất là về âm nhạc có tác dụng to lớn trong tuyên truyền, vậnđộng và tổ chức phong trào cách mạng. Thấu hiểu hoạt động này, Đảng ta đã đưacán bộ thâm nhập vào hoạt động và dần dà giác ngộ những tác giả âm nhạc có tinhthần yêu nước, tiến bộ viết ra những bài hát cho Mặt trận Việt Minh. Nhất là từnăm 1943, sau khi “Đề cương Văn hóa Việt Nam” ra đời với tiêu chí “Dân tộc –Khoa học - Đại chúng” thì sự định hướng này đã tạo ra những bài hát yêu nước,Cách mạng lấn dần những bài hát lãng mạn mở ra nền Tân nhạc Việt Nam thuở bìnhminh. Và những bài hát ấy thực sự có tác dụng to lớn trong Cách mạng tháng Támlong trời lở đất.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Xuất thân từ nhóm “Đồng Vọng” ở Hải Phòng, vừa viếtbài hát lãng mạn, vừa viết bài hát yêu nước, Văn Cao với sự giác ngộ của đồngchí Vũ Quý đã vừa tham gia hoạt động trong nhóm trừ gian, lại vừa tự giác viếtra những hành khúc cho Mặt trận Việt Minh như Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam.Cũng như thế, Nguyễn Đình Thi vừa tham gia “Hội văn hóa cứu quốc” vừa tham gianhóm “trừ gian” với Văn Cao, lại vừa viết ra hành khúc Diệt phát xít. Cũng đượcđồng chí Vũ Quý giác ngộ, Đỗ Nhuận bước hẳn vào hoạt động và đã viết ra nhữngbài hát Cách mạng trong lao tù như Viếng mồ liệt sĩ, Chiều tù, Quảng Châu côngxã, Côn Đảo…đến khi vượt ngục lại có Du kích ca. Vương Gia Khương từ nhóm “Tânnhạc Hội An” bước vào hoạt động đã có Cờ Việt Minh, ở trong tù cùng Đỗ Nhuậncũng viết Côn Lôn cùng Côn Đảo của Đỗ Nhuận. Hoàng Văn Thái sau khi được đàotạo ở Trường Võ bị Côn Minh, trở về làm chiến sĩ Đội tuyên truyền Giải phóngquân đã viết hành khúc Phất cờ Nam tiến. Hoàng Quý tuy không tham gia hoạt độngnhưng cũng mẫn cảm viết ra Sa trường tiến hành khúc và Cảm tử quân. Lưu HữuPhước ngay từ khi ở Hà Nội đã có Tiếng gọi thanh niên thật hào hùng và thúcgiục tinh thần khởi nghĩa. Đến khi trở về Sài Gòn thì lại hào sảng với Lênđàng trong hoạt động Thanh niên tiền phong. La Hối trước khi bị phát xítNhật bắt và hành hình ở chân núi Phước Tượng (Đà Nẵng) cũng kịp viết xong hànhkhúc Gió thiêng liêng bên cạnh Trái đất Việt của Dương Minh Ninh.Luồng gió âm nhạc yêu nước và cách mạng đã thổi lồng lộng vào tâm hồn dân Việtsuốt những năm nửa đầu thập kỷ 40 thế kỷ trước và nó thực sự trở thành chất gắnkết những đám đông quần chúng trong những ngày nổi dậy cướp chính quyền tháng 8năm 1945, thực sự là những trái bom phá tan tành dinh lũy thực dân và phát xít.

Dường như điều đó bắt đầu từ hội nghị Tân Trào, khinhạc sĩ Nguyễn Đình Thi hát vang Diệt phát xít và Tiến quân ca trong hộinghị. Rồi Tiến quân ca được chọn làm bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh,vang lên trong lễ xuất quân của Đội tuyên truyền giải phóng quân khi tiến đánhthị xã Thái Nguyên.

Ở Hà Nội, vào chiều ngày 17-8-1945, khi các cán bộViệt Minh cướp diễn đàn cuộc mít tinh của Tổng hội công chức định ủng hộ chínhphủ Trần Trọng Kim, biến cuộc mít tinh thành cuộc ủng hộ Mặt trận Việt Minhngay khi lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng buông xuống cửa Nhà hát lớn và tiếngđàn accordion của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu vang lên giai điệu Tiến quân ca. Từngày sau đó, 18 và 19-8-1945, dường như lồng ngực người Hà Nội đã không ngừnghát vang những bản hành khúc yêu nước và Cách mạng. Điều tuyệt vời nhất là ngaytrong ngày khởi nghĩa thành công, đã có một nhạc sĩ vừa đi trong đoàn biểu tình,vừa sáng tác ngay bản hành khúc trong cảm xúc thăng hoa. Đó là nhạc sĩ XuânOanh với hành khúc “19-8” để lại đời đời cho lịch sử. Từ sau ngày khởinghĩa, ngày nào ở Hà Nội cũng vang lên Cùng nhau đi Hồng Binh của ĐinhNhu, Du kích ca của Đỗ Nhuận, Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, Chiếnsĩ Việt Nam của Văn Cao … Trong hồi ký của mình, Văn Cao viết: “Tháng11-1944, tôi tự tay viết bài Tiến quân ca lên đá in trong trang văn nghệ đầutiên của tờ báo “Độc lập”, còn giữ nét chữ của một anh thợ mới vào nghề. Mộttháng khi báo phát hành, tôi từ cơ quan ấn loát trở về Hà Nội. Qua một đườngphố nhỏ (bây giờ là phố Mai Hắc Đế), tôi chợt nghe tiếng đàn mandolin từ mộtcăn gác vọng xuống. Có người đang tập Tiến quân ca. Tôi dừng lại và tự nhiênthấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn tất cả những tác phẩm của tôi đãđược ra mắt ở các rạp hát trước đây. Tôi nhận ra được vài chỗ nhịp điệu cònchưa hoàn chỉnh. Nhưng bài hát đã in ra rồi. Bài hát đã được phổ biến. Có thểnhững người cùng khổ mà tôi đã gặp trên bước đường cùng khổ của tôi, lúc nàyđang cầm súng và đang hát. Tới lúc cần hành động, tôilại bị ốm nặng, phải đưa những vũ khí (phục vụ cho nhiệm vụ trừ gian) mà tôigiữ cho một đồng chí khác. Chiều 17-8-1945, tôi cố gắng đến dự cuộc mít tinh.Ngọn cờ đỏ sao vàng được thả xuống từ bao lơn Nhà hát lớn. Bài Tiến quân ca đãnổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hátcất lên, vang theo những đoạn sôi nổi …”.

Ngày 19-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tạiQuảng trường Nhà hát lớn. Dàn đồng ca của Thiếu niên Tiền phong hát Tiến quânca chào lá cờ đỏ sao vàng. Các bạn nhỏ này, ngày nay đã lớn rồi, còn nhớ lạicái buổi sáng tháng Tám, nắng vàng rực rỡ ấy, nhớ lại giọng hát của họ lẫn vớigiọng hát của tôi, vô cùng xúc động chào lá cờ Cách mạng”. Bài Tiến quân ca đãlà của dân tộc Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Namđộc lập kể từ ngày hôm đó.

Biết Hà Nội khởi nghĩa thành công, LưuHữu Phước cùng bạn là Nguyễn Mỹ Ca viết ngay Khúc khải hoàn. Ngày khởinghĩa ở Sài Gòn 25-8-1945, cùng với Lên đàng và Tiếng gọi thanh niên, Khúc khảihoàn đã vang lên gắn chặt hơn một triệu người vũ trang bước đi rầm rập theotiếng hát, điệu kèn, điệu trống. Cả đất nước Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam đã thoát khỏi ách nô lệ trongđầy ắp âm thanh của những giai điệu Cách mạng và yêu nước.

Lan Hương (th)

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thấu hiểu, thâm nhập và lãnh đạo văn nghệ: Sự nhạy bén của Đảng ta trong giai đoạn cao trào cách mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO