Tạo cơ chế tài chính chương trình đổi mới công nghệ

31/10/2012 09:59

Ngày 30/10 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách tài chính quốc gia phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ."

ADQuảng cáo

Ngày 30/10 tại Hà Nội, Bộ Khoa họcvà Công nghệ phối hợp với Ủy ban Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc khu vực châuÁ-Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm xây dựng cơ chế chínhsách tài chính quốc gia phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ."


Ảnh minh họa. (Nguồn: nss.vn)

Hội thảo có sự tham gia của các nhàquản lý, chuyên gia đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Trung tâmchuyển giao công nghệ châu Á- Thái Bình Dương.

ADQuảng cáo


Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu nhấn mạnh Hội thảolà cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi vàthảo luận về các vấn đề xung quanh việc xây dựng các cơ chế chính sách tàichính và cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ.


Các thông tin tại Hội thảo sẽ giúp cán bộ quản lý, hoạch định chính sách củaViệt Nam có thêm kinh nghiệm trong việc đề xuất, xây dựng và hoàn thiện cácchính sách về tài chính cho đổi mới công nghệ, góp phần triển khai hiệu quả,đồng bộ các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ Khoa học và Công nghệ trongthời gian tới. Đặc biệt, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể tiếp thu thêmkiến thức và rút ra được những bài học hữu ích phục vụ hoạt động nghiên cứu vàvận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.


Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia tậptrung trao đổi và phân tích những đặc điểm nổi bật trong thực tiễn cơ chế chínhsách tài chính phục vụ đổi mới công nghệ của một số quốc gia khu vực châuÁ-Thái Bình Dương; xu hướng khác nhau về hiện trạng và các mục tiêu hoàn thiệnchính sách tài chính phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm tăng cườngkhả năng cạnh tranh quốc gia và quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.


Các chuyên gia cũng giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn của mỗi quốc gia về cơ chếchính sách tài chính phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ; hoạt động của quỹđổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ hướng dẫn đầu tư mạo hiểm cho cácdoanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ; đánh giá cách thức triển khai các hoạt độngcho vay ưu dãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn và công tác xây dựng bộmáy, nhân lực, các thiết chế tài chính… cho chương trình đổi mới công nghệ củaViệt Nam, đồng thời khẳng định đổi mới là một trong những yếu tố quan trọng đểtạo ra lợi thế cạnh tranh cho việc giải quyết các vấn đề, cũng như những tháchthức của thời đại.


Chủ tịch Trung tâm Chuyển giao công nghệ châu Á-Thái Bình Dương N. Srinivasanphân tích làm rõ nội dung các thành tố then chốt của Hệ thống đổi mới quốc giagồm chiến lược nghiên cứu phát triển quốc gia, cơ sở hạ tầng trung tâm khoa họcvà công nghệ, phát triển kỹ năng và nguồn nhân lực, thương mại hóa kết quảnghiên cứu phát triển, thúc đẩy kinh doanh mạo hiểm, cơ sở ươm tạo công nghệ,mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ….


Ông N. Srinivasan cũng nêu kinh nghiệm và những bài học cho các nước khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương về đổi mới công nghệ quốc gia nhằm xây dựng một khungchính sách hệ thống đổi mới trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia với tầmnhìn, chiến lược và sự ưu tiên rõ ràng.


Hiện nay, Việt Namđầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoảng 0,7% GDP (tương đươngkhoảng 700 triệu USD), trong đó từ Chính phủ chiếm 70%. Phần lớn doanh nghiệpnghiệp sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ.Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt dưới 0,05% doanh thu...


Việt Nam xây dựng Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 với mụctiêu: Số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng 10%/năm; giai đoạn2015-2020 tăng 15%, trong đó 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 100% doanhnghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làmchủ được công nghệ, giai đoạn 2015-2020 doanh nghiệp tạo ra được công nghệ.


Hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững tại mỗi vùng sinh thái; giaiđoạn 2015-2020 hình thành nhóm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tạitừng địa bàn, một số mô hình tại mỗi tỉnh của vùng sinh thái…

V.D (Theo TTXVN)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạo cơ chế tài chính chương trình đổi mới công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO