“Sống lại” một địa chỉ đỏ

06/01/2011 09:40

Sau hơn hai năm tiến hành, vào ngày 31-12 -2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã hoàn thành việc khôi phục, xây dựng Di tích lịch sử quốc gia Ngục Đắk Mil tại thôn 9A, xã Đắk Lao (Đắk Mil)...

ADQuảng cáo

Sau hơnhai năm tiến hành, vào ngày 31-12 -2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch(VHTT&DL) đã hoàn thành việc khôi phục, xây dựng Di tích lịch sử quốc giaNgục Đắk Mil tại thôn 9A, xã Đắk Lao (Đắk Mil). Công trình do Bộ VHTT&DLđầu tư với tổng kinh phí trên 9 tỷ đồng.

Toàn bộ di tích nằm giữakhu dân cư đông đúc với điện tích khoảng trên 1 ha, với 2 hạng mục chính là nhàngục và nhà trưng bày các hiện vật. Nhà ngục đã được tái hiện lại với diện tíchtương tự nhà ngục trước đây thực dân Pháp đã dựng nên, hiện vẫn còn nền móngcũ. Trong ngục, hình ảnh những người tù đã được tái hiện sống động bằng sáp vớinhiều tư thế khác nhau: người thì ngồi, người thì nằm nghiêng, người thì đang bịnhững tên cai ngục quất roi… áo quần thì tả tơi, nhưng gương mặt ai cũng thậtcương nghị. Nhà trưng bày thì phong phú hơn, ngoài những tượng sáp tái hiệncảnh lao động khổ sai của người tù còn có cả cảnh tra tấn, các dụng cụ, vũ khícủa bọn cai ngục hay những công cụ lao động, vật dụng sinh hoạt hằng ngày củatù nhân…

Toàn cảnh Ngục Đắk Mil

Trong ngày lễ khánh thành, hàng nghìn họcsinh, cán bộ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đã đến dự lễ và tham quan ditích. Nhiều giọt nước mắt đã rơi khi được tận mắt chứng kiến những hình ảnh táihiện sống động như thật. Em Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9 cho biết: “Em đãđược học, đọc nhiều tài liệu về cuộc sống trong tù của chiến sỹ cách mạng. Thếnhưng, được tận mắt chứng kiến những hình ảnh này, em mới thêm thấu hiểu nhữnggian truân của các thế hệ cha ông đi trước”. Còn anh Nguyễn Văn Dũng, một ngườidân thì tâm tình: “Tôi thật sự xúc động khi chứng kiến những hình ảnh này. Thờigian tới, tôi sẽ dẫn các con tới đây để các cháu biết được lịch sử đấu tranh vàlòng dũng cảm của các chiến sỹ cách mạng”.

ADQuảng cáo

Để có được những hình ảnh thật sống độngđó, trong thời gian làm hồ sơ đề nghị Bộ VHTT&VL công nhận di tích quốc giacũng như đầu tư tôn tạo, cán bộ ngành Văn hóa tỉnh đã bỏ ra rất nhiều công sức,thu thập các hiện vật và tìm gặp các nhân chứng còn sống. Trong hơn 2 năm qua,cán bộ Bảo tàng tỉnh đã nhiều lần gặp các nhà chuyên môn và các cựu tù còn sốngtại Hà Nội như: Thiếu tướng Lê Nam Thắng, nguyên Tư lệnh Quân khu Thủ đô;Thượng tướng Lê Văn Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hay đồng chí TrầnVăn Quế, nguyên Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp… Sau khi được các cựu tù Ngục Đắk Milgóp ý, bổ sung, ngành mới tiến hành công việc phục dựng.

Ông Vi Văn Ba người đã tình nguyện nhượnglại mảnh đất nhà mình, nơi có di tích để Nhà nước đầu tư khôi phục di tích chobiết: “Tôi vào sinh sống ở đây đã lâu, trong quá trình canh tác thấy nền móngcũ, nhưng không biết đó là di tích Ngục Đắk Mil. Sau khi các cán bộ Bảo tàngđến, tôi mới biết, nên gia đình sẵn sàng ra nơi ở mới và nếu Nhà nước đầu tưthêm các hạng mục khác thuộc khu di tích, cũng sẽ ủng hộ”.

Di tích lịch sử quốc gia Ngục Đắk Mil làdi tích đầu tiên trên địa bàn tỉnh ta được hoàn thành nên có ý nghĩa vô cùng tolớn. Ngoài việc trở thành một địa chỉ đỏ để giáo dục thế hệ trẻ về truyềnthống; di tích sẽ là nơi tham quan, về nguồn của các tầng lớp nhân dân trong vàngoài tỉnh. Theo lãnh đạo Sở VHTT&DL, trước mắt ngành sẽ cử cán bộ hướngdẫn, thuyết minh và quản lý để bảo quản di tích, phục vụ các tầng lớp nhân dântrên địa bàn tỉnh. Trong tương lai gần, di tích sẽ là một điểm du lịch trọngyếu trong các tuyến du lịch trên địa bàn. Đồng thời, ngành sẽ tham mưu UBNDtỉnh giao cho địa phương quản lý, khai thác.

Bài, ảnh: T.B



ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Sống lại” một địa chỉ đỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO