Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ luật lao động (sửa đổi) và Luật công đoàn (sửa đổi)

17/11/2011 09:21

Sáng 16/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá...

Sáng 16/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng,Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốclá.

Tại phiên thảo luận, đa số các đạibiểu nhấn mạnh đến tác hại của thuốc lá gây ra đối với sức khỏe con người, tốnkém về kinh tế cho mỗi gia đình và cần có những giải pháp để giảm dần việc hútthuốc trong nhân dân.

Tăng xử phạt người hút thuốc lá ởnơi công cộng

Đại biểu Nguyễn Minh Phương (đoànCần Thơ), Y Khut Nie (đoàn Đắk Lắk) cho rằng: Hút thuốc lá có thể gây ra nhiềucăn bệnh nguy hiểm đối với con người nhưng hiện nay, diện tích in hình ảnh vàchữ cảnh báo tác hại của thuốc lá vẫn còn nhỏ hẹp. Để phát huy hiệu quả củaviệc tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc, diện tích in ảnh và chữ cả 2mặt trước, sau phải chiếm 50% và dần tiến tới chiếm tới 80% diện tích vỏ bảothuốc lá.


Hút thuốc lá có thể gây ranhiều căn bệnh nguy hiểm đối với con người


Hiện nay, diện tích in cảnh báothuốc lá trên bao chỉ 10% và chỉ in bằng chữ, chưa có sức thuyết phục để giảmdần việc hút thuốc. Vì thế, trong vòng 5 năm tới, nên tăng diện tích in hìnhảnh và chữ đề cập tới tác hại của thuốc lá lên từ 30-50%- đại biểu Trương ThịThu Trang (đoàn Tiền Giang) đề nghị.

Ý kiến cho rằng không chỉ cấm hútthuốc lá ở nơi làm việc, bệnh viện, văn phòng mà cần phải cấm hút thuốc ở nhữngkhu vui chơi giải trí, có đông trẻ em, trong thang máy. Ở những nơi công cộnghay khu vui chơi giải trí nên có một căn phòng, khu dành riêng cho người hútthuốc- đó là ý kiến của các đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận), Đỗ VănĐương (đoàn TP HCM), Trương Thị Yến Linh (đoàn Cà Mau).

Các đại biểu này cho rằng, dự ánLuật Phòng, chống tác hại của thuốc lá nên tăng mức xử lý, xử phạt vi phạm hànhchính đối với những người hút thuốc lá ở nơi công cộng và cấm bán thuốc lá chotrẻ em dưới 18 tuổi, ở gần trường học.

Giảm nguồn cung-cầu thuốc lá

Thuốc lá gây ra tác hại lớn đối vớisức khoẻ của người hút và những người xung quanh. Tuy nhiên, hàng năm việc sảnxuất thuốc lá đã nộp vào ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng, giải quyết việclàm cho hàng triệu lao động. Vấn đề cần bàn hiện nay là để cho người dân giảmdần việc hút thuốc và tiến tới bỏ hẳn thuốc.

Đại biểu Y Khut Nie (đoàn Đắk Lắk)nêu ý kiến, Nhà nước cần hạn chế nguồn sản xuất, trồng nguyên liệu thuốc lá,giảm nhập khẩu thuốc lá và tăng cường chống buôn, nhập lậu thuốc lá. Ngoài ra,các địa phương trồng nguyên liệu sản xuất thuốc lá cần hướng tới phá bỏ trồngcây thuốc lá, chuyển dịch ngành nghề cho nhân dân.


Đại biểu Phạm Thị Hải (đoàn ĐồngNai), Nguyễn Thị Minh (đoàn Quảng Ninh) cho rằng: Dự án Luật Phòng, chống táchại của thuốc lá cần quy định rõ giảm cung sản xuất và giảm cầu tiêu thụ thuốclá.


Theo đó, cần có lộ trình cụ thể đểcác cơ sở, người dân trồng thuốc lá chuyển dịch trồng cây thuốc lá sang trồngcác loại cây khác. Bên cạnh đó là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các cơ sởsản xuất thuốc lá. Song song với giải pháp trên, cần tăng cường kiểm soát việcnhập lậu thuốc lá và nâng mức xử phạt đối với người hút thuốc ở nơi công cộng.

Chiều 16/11, thảo luận ở tổ về Dự án Bộ luật lao động (sửa đổi) các đạibiểu Quốc hội đều cho rằng cần quy định hợp lý độ tuổi nghỉ hưu của phụ nữ saocho phù hợp với các đặc thù lao động, vùng miền, nghề nghiệp.


Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh(Quảng Nam) đề nghị Bộ luật lao động sửa đổi nên bổ sung quy định về việc ưutiên đối với lao động nữ có thai trong vòng ba tháng đầu hoặc sau 7 tháng thaikỳ vì trong thời kỳ này rất nhạy cảm với sức khỏe, nếu phải đi công tác rấtnguy hiểm cho sức khỏe. Đại biểu cho rằng khi quy định độ tuổi nghỉ hưu đối vớinữ, nên phân theo nhóm, vùng miền cho phù hợp.


Theo đại biểu Nguyễn Văn Phúc (HàTĩnh), việc ban hành Bộ luật Lao động không chỉ thuần túy là vấn đề xã hội màcòn phải được cân nhắc ảnh hưởng về mặt kinh tế bởi lao động là đội ngũ trựctiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Khi quy định độ tuổi nghỉ hưu đốivới lao động nữ phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động; đồng thời cótính ổn định, lâu dài tránh phải sửa đổi nhiều lần.


Theo đại biểu Phúc, quy định nhưtrong dự thảo luật chưa cụ thể, chưa có tính định hướng. Những phụ nữ làm côngviệc nặng nhọc thì cần được nghỉ hưu sớm, ngược lại những phụ nữ làm công tácnghiên cứu, tham mưu, tổng hợp thì nên được kéo dài thời gian công tác để tậndụng kiến thức đóng góp cho xã hội.


Đại biểu Phúc đề nghị dự thảo luậtnên quy định theo hướng, nam và nữ đều làm việc đến đủ 60 tuổi rồi nghỉ. Đốivới những trường hợp lao động nặng nhọc thì nam có thể nghỉ hưu ở 55 tuổi, nữcó thể nghỉ ở độ tuổi 50.


Cũng liên quan đến vấn đề này, đạibiểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) đề nghị Quốc hội cần quan tâm đến điềukiện để được nghỉ hưu là phải đóng bảo hiểm đủ thời hạn 20 năm. Theo đại biểu,quy định này chi phối mạnh mẽ việc nghỉ hưu đối với lao động nữ.


Đại biểu Hòa cũng đề nghị Chính phủcần tích cực chỉ đạo việc hỗ trợ thai sản đối với lao động nữ trong lĩnh vựcnông nghiệp khi sinh nở vì đây là nhóm lao động yếu thế trong xã hội.


Cũng trong chiều 16/11, thảo luận về Dựán Luật công đoàn (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đồng tình cao với việc cầnban hành Luật, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.


Cho rằng việc ban hành Dự án LuậtCông đoàn (sửa đổi) là rất cần thiết, đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) chorằng, Dự án Luật đã khẳng định địa vị, vị trí pháp lý của tổ chức công đoàn vớitư cách đại diện cho quyền lợi của người lao động.


Tổ chức Công đoàn từ cơ sở, đến cấptrên cơ sở là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của người lao động, có chứcnăng đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người người lao động, mỗi tổ chức công đoànnhư tổ ấm, chỗ dựa của người lao động.


Đại biểu Sơn nêu quan điểm, khôngnên qui định bắt buộc điều kiện thành lập tổ chức công đoàn khi phải có đủ 20lao động vì nếu quy định như vậy sẽ có rất nhiều doanh nghiệp không đủ điềukiện, điều này dẫn đến rất nhiều người lao động thiệt thòi vì không có tổ chứccông đoàn bảo vệ quyền lợi.


Góp ý về Dự án Luật Công đoàn sửađổi, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh đề nghị Dự luật nên quy định theo hướng,nếu người lao động là người nước ngoài, muốn tự nguyện tham gia tổ chức côngđoàn thì nên tạo điều kiện để góp phần hình thành môi trường giao lưu giữa laođộng trong và ngoài nước, giúp người lao động có thể bảo vệ quyền lợi chínhđáng của mình.

V.D (Theo VOV/TTXVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ luật lao động (sửa đổi) và Luật công đoàn (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO