Quảng Khê ứng dụng giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc

08/10/2012 15:32

Với địa hình đồi dốc nên sau nhiều năm canh tác, đất đai trên địa bàn xã Quảng Khê (Đắk Glong) đã và đang có dấu hiệu thoái hóa do xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng...

ADQuảng cáo

Với địa hình đồi dốc nên sau nhiều năm canh tác, đất đaitrên địa bàn xã Quảng Khê (Đắk Glong) đã và đang có dấu hiệu thoái hóa do xóimòn, rửa trôi nghiêm trọng. Trước tình hình đó, thời gian qua, cùng với sự giúpđỡ của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ (Viện Khoa họcNông nghiệp Việt Nam), xã Quảng Khê đã thực hiện các mô hình phát triển nôngnghiệp bền vững trên đất dốc và bước đầu mang lại những kết quả tích cực.



Nhờ trồngxen cây lâm nghiệp vào nương rẫy đã giúp cho cây cà phê của bà con phát triểnổn định


Căn cứ vào dạng địahình, điều kiện đất đai và khí hậu của xã Quảng Khê, Viện Khoa học Kỹ thuậtNông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã đi sâu nghiên cứu mô hình sản xuất thâmcanh cho một số loại cây ngắn ngày trên đất dốc kết hợp nghiên cứu một số biệnpháp kỹ thuật trồng xen trong các vườn cà phê, cao su và cây keo lai thời kỳkiến thiết cơ bản.

Một số mô hình sảnxuất đối với mỗi loại cây được thực hiện với nhiều công thức (về mật độ câytrên đơn vị diện tích, lượng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh và trồng cây chephủ đất) và các biện pháp chăm bón khác nhau để chọn giống cây có năng suấtcao, chất lượng tốt và tìm ra biện pháp canh tác hợp lý để đạt hiệu quả kinh tếcao.

Ông Nguyễn Bá Lợi, ởthôn 2 cho biết: “Gia đình tôi đã canh tác trên đất này mấy chục năm rồi. Trướcđây, khi cày đất gieo trỉa thì mùn ngập cổ chân, trồng ngô, lúa, cà phê khôngcần bón phân nhiều như bây giờ. Qua mỗi năm thấy mặt đất chai cứng, đất đỏchuyển sang màu trắng ngà. Do đồi dốc cao nên đến mùa khô, nguồn nước tưới cũngtrở nên khan hiếm. Năm 2010, nhờ có sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, giađình tôi đã thực hiện mô hình canh tác bền vững trên đất dốc. Từ lúc áp dụngcách làm này, vườn cây của gia đình tôi đã thay đổi rõ rệt nhờ có cây che tánđã giữ được độ ẩm, cà phê, hồ tiêu phát triển ổn định, cây màu cũng mọc mầm vàsống được khi gặp thời tiết khô hạn nhờ bón lót bằng tro trấu, vỏ cà phê ủ hoainên sau đó gặp mưa cây tươi tốt ngay”.

Qua thực tế cũng chothấy, những gia đình trong thôn không áp dụng mô hình thì vườn cà phê, hồ tiêucủa bà con phải tưới đến 3-4 đợt trong mùa khô, còn gia đình ông Lợi năm vừarồi đã giảm được chi phí một đợt tưới và năng suất cà phê vụ này ước tính caohơn năm trước trên 0,5 tấn/ha. Còn gia đình ông Nguyễn Văn Năm, ở thôn 7 cũngnhờ áp dụng mô hình nông lâm kết hợp nên không những nâng cao hiệu quả từ trồngcà phê, hồ tiêu, mà còn cải thiện được thu nhập từ cây trồng phụ.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Ông Năm cho biết: “Giađình tôi có 3 ha cà phê. Mấy năm trước, tôi chủ yếu trồng thuần cà phê. Nhưngtừ 2009, qua học hỏi từ mô hình trồng xen canh, tôi đã sử dụng các giống cây ăntrái như mít, sầu riêng, chôm chôm trồng xen vào vườn cà phê với tỷ lệ chophép. Nhờ vậy, ngoài thu nhập chính từ cây cà phê, mỗi vụ, gia đình tôi còn thuvề hàng chục triệu đồng nhờ cây ăn trái”.

Theo tính toán của cácnhà khoa học, đối với vùng đất dốc, sản xuất nông lâm kết hợp là biện pháp canhtác tối ưu để sản xuất bền vững. Trong vùng đất dốc, người tham gia mô hìnhphải trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày theo tỷ lệ 50% cây lâu năm, 25%cây hàng năm và 25% cây lâm nghiệp.

Tại một số vườn đangtrong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nhiều hộ đã thực hiện trồng cây xanh thân gỗnhư keo lai, mít nghệ, bơ, chôm chôm, sầu riêng, xoài… trong vườn cà phê, hồtiêu, qua đó, tạo vành đai chắn gió, giữ độ phì, hạn chế xói mòn và tạo thêmnguồn thu nhập. Ðồng thời, căn cứ vào nhu cầu và điều kiện đất đai, tiểu khíhậu đối với từng địa bàn, trong các trang trại của xã, các chủ trang trại, hộ nôngdân áp dụng mô hình này đã và đang mở ra một hướng phát triển sản xuất theohướng sinh thái.

Bên cạnh đó, Viện Khoahọc Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ còn hỗ trợ người dân áp dụngphương pháp kỹ thuật che phủ đất bằng vật liệu từ chính thân cây trồng đã thuhoạch như rơm rạ, thân cây ngô hoặc cỏ rác, xác thực vật khô, lượng phủ 7 tấnkhô/ha kết hợp bón phân cân đối theo quy trình bao gồm 200 kg urê + 500 kg lân+ 180 kg kali. Việc che phủ bằng xác thực vật nhằm ngăn chặn xói mòn rửa trôi củađất, tăng độ ẩm, tăng lượng mùn và độ phì của đất, khống chế được cỏ dại, tăngcường hoạt tính sinh học cho đất.

Năng suất diện tíchche phủ tăng 30-60% đối với ngô, 30-100% đối với lúa nương. Kỹ thuật trồng xennhững loại cây họ đậu như đậu tương, lạc, đậu mèo, cỏ stylô, cỏ ruzi, lạc lưuniên, muồng lá tròn kép đã giảm xói mòn của đất từ 71-86,9%, năng suất tăng từ59-125% so với không trồng xen.

Theo UBND xã Quảng Khêthì mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc đã bổsung cho địa phương thêm một biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất. Hơn nữa,biện pháp canh tác này khá đơn giản, bà con có thể tự áp dụng sau khi đượchướng dẫn kỹ thuật. Ðiều đặc biệt là các hộ có diện tích cà phê, hồ tiêu trồngtrên diện tích đất đồi lớn khi áp dụng biện pháp này đã mang lại kết quả khá rõrệt sau một vài năm thực hiện.

Bài, ảnh:Văn Tâm

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Khê ứng dụng giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO