Phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo thi đua xây dựng gia đình hạnh phúc

Bài , ảnh: Hoàng Hoài| 19/01/2015 10:45

Xây dựng gia đình hạnh phúc” là một trong những phong trào thi đua thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên phụ nữ, góp phần giúp chị em tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống và chủ động trong phát triển kinh tế, nhất là phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

ADQuảng cáo

Hiểu được vấn đề này, thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm đồng hành cùng hội viên trong xây dựng gia đình hạnh phúc.

Với vai trò là cộng tác viên y tế, dân số bon Ting Wel Đăng, xã Đắk Ha (Đắk Glong), chị H'Ruh (bên phải) đã góp phần giúp cho nhiều người dân trong bon hiểu về kế hoạch hóa gia đình

Theo đó, các cấp Hội xác định, nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên về tầm quan trọng của gia đình cũng như vai trò, trách nhiệm của “người giữ lửa”. Vì vậy, phong trào đã được cụ thể hóa thành nhiều mô hình sinh hoạt thiết thực như các câu lạc bộ Phụ nữ không sinh con thứ 3, Phụ nữ 5 không, 3 sạch, Tổ gom rác thải, Nhà sạch vườn đẹp, Phòng, chống bạo lực gia đình, Gia đình hạnh phúc…

Đây là những phương thức tuyên truyền gần gũi, thiết thực, giúp chị em cởi mở, mạnh dạn chia sẻ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ cũng như vướng mắc của mình, rồi cùng bàn bạc, tìm hướng giải quyết thích hợp để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Đơn cử như ở xã Đắk Ru (Đắk R’lấp), theo chị Thị Rong, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, để giúp chị em hiểu về vai trò của người phụ nữ trong gia đình thì đội ngũ cán bộ hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho chị em về truyền thống gia đình Việt Nam, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái, bình đẳng giới cũng như phẩm chất đạo đức của người phụ nữ trong thời kỳ mới…

Bên cạnh đó, các câu lạc bộ như: Phụ nữ 5 không 3 sạch, Phụ nữ không sinh con thứ 3, Phụ nữ sống tốt đời đẹp đạo…cũng được thành lập để chị em sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng cuộc sống gia đình…

Bản thân chị Thị Rong còn đi đến từng hộ gia đình vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sinh con ít, dạy con ngoan, xây dựng gia đình văn hóa, bon làng xanh, sạch, đẹp…Nhờ đó, nhận thức của chị em, nhất là chị em dân tộc thiểu số về xây dựng gia đình hạnh phúc được nâng lên đáng kể.  

ADQuảng cáo

Có thể nói, thông qua các buổi tuyên truyền, sinh hoạt hội, nhiều chị em là người dân tộc thiểu số trong tỉnh đã mạnh dạn, chủ động hơn trong công tác xã hội và phát triển kinh tế gia đình.

Điển hình như chị Thị Tril ở xã Đắk N’drung (Đắk Song) không chỉ chú trọng xây dựng gia đình hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, con cái chăm ngoan mà còn tuyên truyền, vận động chị em xây dựng gia đình văn hóa và tham gia hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn, bạo lực gia đình.

Hay như chị Thị By Ơl ở xã Đắk Wer (Đắk R’lấp),  một mình luôn cáng đáng, chu toàn mọi việc từ làm kinh tế, nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình, làm điểm tựa vững chắc để chồng hoàn thành tốt công việc xã hội. Chị vinh dự được Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam tặng danh hiệu: “Phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

Bên cạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức thì các cấp Hội phụ nữ còn đồng hành cùng hội viên khó khăn trong phát triển kinh tế. Nhiều hình thức giúp đỡ thiết thực, có địa chỉ cụ thể như hỗ trợ vốn, ngày công, cây, con giống, vật nuôi, phân bón... đã giúp hội viên từng bước thoát nghèo. Như năm 2014 vừa qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã giúp đỡ được 886 phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát được nghèo.

Tìm hiểu vấn đề này ở cơ sở, theo bà Nguyễn Thị Sang, Chủ tịch Hội LHPN huyện Krông Nô thì chỉ tính 3 năm gần đây, các cấp hội đã xây dựng các kế hoạch giúp đỡ cụ thể đến từng hộ như vốn, cây, con giống, ngày công… và hiện đã có 42 hộ thoát nghèo; trong đó, có 33 hộ dân tộc thiểu số và 9 hộ tôn giáo.

Bên cạnh đó, mỗi hội cơ sở cũng có những cách làm riêng để giúp hội viên. Điển hình như Hội phụ nữ các xã Tân Thành và Nâm Nung còn xây dựng được 2 mô hình trồng lúa nước, thu hút 30 hộ đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo tham gia. Còn Hội phụ nữ xã Đức Xuyên thì xây dựng mô hình phụ nữ người Kinh giúp 20 chị em người Mông phát triển kinh tế. Đây thực sự là những cách giúp đỡ thiết thực, có tính lâu dài, hiệu quả cao.

Một hoạt động nữa cũng được các cấp Hội thực hiện để giúp chị em trong giữ gìn hạnh phúc gia đình đó là phối hợp với ngành y tế hướng dẫn về kiến thức chăm sóc sức khỏe, thai nghén, nuôi dạy con theo phương pháp khoa học, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em…  

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo thi đua xây dựng gia đình hạnh phúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO