Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7.11.1981 – 7.11.2011): Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển và đồng hành với dân tộc

09/11/2011 08:18

Trong quá trình tồn tại và phát triển gần 2.000 năm qua, Phật giáo Việt Nam đã sớm hài hòa, gắn bó với dân tộc, truyền bá tư tưởng giáo lý của đạo Phật...

Trong quá trình tồn tại và phát triển gần 2.000 năm qua, Phật giáo ViệtNam đã sớm hài hòa, gắn bó với dân tộc, truyền bá tư tưởng giáo lý của đạo Phật.Đặc biệt, trong những giai đoạn thăng trầm của dân tộc, Phật giáo Việt Nam đềutích cực đóng góp công sức, chống lại các thế lực của ngoại bang để đem lại anlạc, hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam.

Qua 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáoViệt Nam (GHPGVN), bằng những thuận lợi khách quan và chủ quan, qua các văn bảnquy phạm pháp luật, nhất là Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo đã được Thường vụQuốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ngày 29-6-2004, Nghị địnhsố 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1-3-2005 đã làm cơ sở cho hoạtđộng tôn giáo nói chung thêm thuận lợi và đạt kết quả hữu hiệu. Qua đó, từngthành viên của Ban Thường trực, Hội đồng Trị sự, các Ban, Viện Trung ương Giáohội, các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, tăng ni, phật tử trong và ngoài nước tíchcực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt được những thành quả khảquan từ phạm vi xây dựng và củng cố cơ sở đến hoạt động chuyên ngành như Tăngsự, Giáo dục tăng ni, Hướng dẫn phật tử, Hoằng pháp, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh tếTài chánh, Phật giáo quốc tế, Từ thiện xã hội, Nghiên cứu Phật học, làm cơ sởtổng kết công tác hoạt động Phật sự 30 năm qua của Giáo hội một cách phong phúvà khởi sắc.

Thực hiện Nghị quyết các kỳ Hội nghị BanThường trực Hội đồng Trị sự, Nghị quyết Hội nghị Thường niên T.Ư Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam, T.Ư Giáo hội đã ban hành các Thông tư, Thông bạch và các vănkiện có liên quan như tổ chức Đại lễ Phật đản, tổ chức Hội thảo chuyênngành các Ban, Viện T.Ư Giáo hội; tổ chức Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000năm Thăng Long - Hà Nội; thông cáo tổ chức Đại lễ tưởng niệm kỳ siêu anh linhAnh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn trong các thời kỳ chiến tranh; Thông bạchkêu gọi tăng ni, phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cảnh giác trước âm mưuchia rẽ của những thế lực thù địch; cùng nhiều văn bản có liên quan khác.

Giáo dục và đào tạo tăng ni có trình độPhật học căn bản và nâng cao là một trong những Phật sự trọng tâm của giáo hội.Vì thế, từ khi GHPGVN được thành lập, công tác giáo dục luôn được lãnh đạo cáccấp Giáo hội quan tâm, chú trọng và tạo điều kiện để Giáo dục Phật giáo luônđược phát triển. Bên cạnh đó, được sự giúp đỡ của Chính phủ và các cơ quanchính quyền, lãnh đạo địa phương, Giáo hội đã giới thiệu 376 tăng ni, du họctại các nước: Ấn Độ, Nhật Bản, Xri Lan-ca, Trung Quốc, Pháp, Thái-lan,Mi-an-ma, Mỹ, Ô-xtrây-li-a... Đã có gần 100 tăng, ni tốt nghiệp tiến sĩ, thạcsĩ chuyên ngành Phật học và các chuyên ngành khác như tâm lý học, triết học, xãhội học đã về nước, hiện đang tham gia các công tác của Ban, Viện T.Ư Giáo hội,các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, nhất là tham gia công tác giảng dạy tại Học việnPhật giáo Việt Nam, các lớp cao đẳng Phật học và các trường trung cấp Phật học.

Nghi lễ Phật giáo luôn là một trong nhữngnhân tố tạo thành tính đặc trưng của văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng vàvăn hóa dân tộc nói chung. Nghi lễ luôn được xem là một trong những chính nhânđể Phật pháp được xương minh. Hằng năm, T.Ư Giáo hội đều có thông bạch hướngdẫn tổ chức Đại lễ Phật đản một cách trang nghiêm trọng thể, với nhiều chươngtrình hoạt động phong phú. Trên tinh thần tri ân, báo ân của người con Phật gắncùng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, các Tỉnh, Thành hộiPhật giáo trong cả nước đã hướng dẫn tăng ni, phật tử tổ chức Đại lễ Vu Lan báohiếu, báo ân trang nghiêm, long trọng, đầy đủ ý nghĩa và ổn định trong tinhthần đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã khuất và những người còn sống bằngcác hoạt động cụ thể, thiết thực như thăm và tặng quà các chiến sĩ biên phòng,hải đảo, giúp đỡ gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, các Bà mẹViệt Nam anh hùng, người nghèo khó, tàn tật, trại trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão...

Nhân kỷ niệm Ngày Thương binh, Liệt sĩ27-7, ngoài việc đặt vòng hoa tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ, T.Ư Giáo hộiPhật giáo Việt Nam đã thông bạch số 160 ngày 2-5-2011 hướng dẫn các cơ sở Tựviện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong toàn quốc của Giáo hội đồngloạt gióng lên chín hồi chuông u minh vào lúc 6 giờ ngày 27-7-2011 và hằng năm.Việc cử chín hồi đại hồng chung vào Ngày Thương binh, Liệt sĩ là nghĩa cử caođẹp về truyền thống tri ân, báo ân của dân tộc và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tiếng đạihồng chung được gióng lên vào một thời khắc nhất định trong Ngày Thương binh,Liệt sĩ đã nói lên ý nghĩa tình người của dân tộc và Phật giáo Việt Nam. T.Ư Giáohội, Ban Trị sự tỉnh, Thành hội Phật giáo trong cả nước đã tổ chức nhiều Đại lễTưởng niệm cầu siêu anh linh Anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn trong hai cuộckháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Từ thiện xã hội là một trong những côngtác nổi bật nhất của T.Ư Giáo hội, các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Đại diệnPhật giáo các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ sở Tự, Viện,Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong toàn Giáo hội. Về hoạt động khám vàchữa bệnh, hiện có 65 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, mộtphòng khám đa khoa đang hoạt động có hiệu quả, khám và phát thuốc miễn phí chohàng chục nghìn lượt người bệnh, chi phí mỗi năm hơn năm tỷ đồng. Các trườngmầm non, trường nuôi dạy trẻ em bất hạnh, khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng chấtđộc da cam cũng được nhân rộng và phát triển đúng hướng, góp phần làm giảm bớtgánh nặng cho gia đình các em và cho xã hội. Các phòng tư vấn HIV/AIDS trong cảnước, như tại Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, đều hoạt động có hiệuquả, tham gia nhiều chương trình đặc biệt trong nước và nước ngoài do MTTQ ViệtNamphát động.

Ngoàinhững công tác từ thiện nêu trên, những công tác phúc lợi xã hội khác như: Xâycầu bê-tông, đắp đường giao thông nông thôn, đóng giếng nước sạch, hiến máunhân đạo, đóng góp các quỹ từ thiện vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụnữ nghèo vượt khó, tặng xe đạp cho học sinh, xe lăn, xe lắc cho bệnh nhânnghèo, tặng xuồng ghe, hỗ trợ mổ mắt miễn phí người bệnh nghèo bị đục thủy tinhthể, trẻ bị bệnh tim, phát quà Tết, quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi, nồicháo tình thương, bữa ăn từ thiện cho người bệnh nghèo tại các bệnh viện, phòngkhám đa khoa, v.v. đều được các thành viên Ban Từ thiện xã hội Trung ương, cácTỉnh, Thành hội Phật giáo, tăng ni, phật tử tích cực tham gia. Ngoài ra, tạitỉnh Đồng Tháp còn tổ chức lò hỏa táng miễn phí cho đồng bào phật tử. Theo báocáo của các đơn vị, công tác từ thiện xã hội ngày càng được nhiều tăng ni, phậttử, các doanh nghiệp, doanh nhân ủng hộ. Qua đó công tác từ thiện xã hội trong30 năm qua đạt kết quả cao, ước tính khoảng 2.020 tỷ đồng.

Giáo hộiPhật giáo Việt Nam qua 30 năm thành lập và phát triển, với tinh thần đoàn kết,hòa hợp của tăng ni, phật tử Việt Nam đã góp phần xây dựng và tăng cường cácmục tiêu, tôn chỉ đúng đắn mà GHPGVN đã đề ra trong Hiến chương Giáo hội kể từngày thành lập. Những thành quả đạt được trong thời gian qua là do sự chungtay, góp sức nhất tâm đoàn kết của tăng ni, phật tử không phân biệt tổ chức, hệphái. Bộ máy lãnh đạo Phật giáo ngày càng được hoàn thiện, củng cố và mở rộngnhân sự, thể hiện trọn vẹn các nguyên tắc thống nhất đã đề ra. Chính vì thếnhững thành quả mà Giáo hội đạt được đã khẳng định một ưu điểm lớn, quyết địnhsự phát triển của GHPGVN, đó là tính đoàn kết hòa hợp cao độ, xem trọng sựnghiệp chung vì Đạo pháp và Dân tộc.

(Theo Giáohội Phật giáo Việt Nam)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7.11.1981 – 7.11.2011): Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển và đồng hành với dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO