Nâng cao nhận thức phòng chống bệnh tự kỷ

Hồ Long| 30/06/2014 10:21

Tự kỷ (Autism) hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển. Bệnh xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi. Người mắc chứng tự kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác. Do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội của người bị bệnh đều hạn chế.

ADQuảng cáo

Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường có khó khăn trong giao tiếp với người khác. Những trẻ bị bệnh thường ít hứng thú và ít hoạt động, nhất là những hoạt động mang tính sáng tạo.

Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như chậm nói, hoặc biết nói rồi ngừng hẳn, chỉ thích chơi một mình, không cười, không tiếp xúc bằng mắt với bố mẹ hay người đối diện, quá say mê một thứ đồ vật nào đó, có những hành vi lặp đi lặp lại, rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn… các bậc cha mẹ cần nghĩ ngay đến chứng tự kỷ.

Về y học, đây cũng là một bệnh lý cần được điều trị, vì vậy, những gia đình có con bị bệnh không nên giấu bệnh hay mặc cảm, tự ti mà cần hợp tác với bác sỹ trong điều trị phục hồi. Trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị thì có khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

ADQuảng cáo

Về nguyên nhân bị bệnh, các nghiên cứu hiện nay đều chưa khẳng định đâu là nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đều được xác định là từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, trong đó yếu tố đột biến gene vẫn được quan tâm hơn cả.

Để tránh nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ, khi mang thai, các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe, kiêng rượu, thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, đẻ non. Đặc biệt, các bà mẹ tránh dùng nhiều mỹ phẩm trong thời kỳ mang thai (vì nhiều loại chứa chất thủy ngân - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tự kỷ). Sau khi trẻ ra đời, không nên tách trẻ khỏi mẹ quá sớm.

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, trò chuyện, chơi đùa với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực, tránh để trẻ bị chấn động về não, hoặc sang chấn tâm lý làm ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao nhận thức phòng chống bệnh tự kỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO