“Mùa hè xanh” ở vùng sâu

20/08/2010 09:12

Hơn một tuần nay, trên các nẻo đường, nhà văn hóa cộng đồng, các trường học, nương rẫy… của bà con thuộc các xã Quảng Khê, Đắk Som (Đắk Glong), những chiếc áo gắn hàng chữ “mùa hè xanh” trở nên rất quen thuộc...

ADQuảng cáo

Những ngày hè sôi động

Hơn một tuần nay, trên các nẻo đường, nhà văn hóacộng đồng, các trường học, nương rẫy… của bà con thuộc các xã Quảng Khê, ĐắkSom (Đắk Glong), những chiếc áo gắn hàng chữ “mùa hè xanh” trở nên rất quen thuộc.Họ chính là những chàng trai, cô gái sinh viên đến từ trường Đại học Côngnghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Trước, chỉ được đọc trong sách vở, xem qua truyềnhình, bây giờ mới có dịp tiếp xúc với con người và cuộc sống nơi vùng cao nênbạn nào cũng thấy vừa thú vị, vừa bỡ ngỡ, lo lắng. Nhiều bạn lần đầu tiên cầmcuốc, hái bắp, đeo gùi nên mấy ngày đầu cũng thấm mệt, nhưng với sự hăng say,lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ nên sau đó các bạn đã quen với công việc. Nhữnghoạt động như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dọn vệ sinh nhà văn hóa cộngđồng, giúp bà con sản xuất, dạy tin học, xóa mù chữ cho các em nhỏ là nhiệm vụchính của “chiến dịch” lần này.

Trưởng nhóm sinh viên tình nguyện ở xã Đắk Som, HàNgọc Long chia sẻ: Ngày nào cũng vậy, cả đội dậy từ 4 giờ 30 phút để tập thểdục, ăn sáng, dọn vệ sinh, đến 7giờ sáng là hoàn tất và bắt đầu một ngày làmviệc mới. Nhóm làm vệ sinh công cộng, nhóm đi thăm hỏi, tặng quà những hộ giađình có hoàn cảnh khó khăn, nhóm tổ chức dạy học cho các em..., mỗi nhóm một việccứ thế tiến hành. Ban đầu lên đây còn bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng được sự giúp đỡ củachính quyền, đoàn thể địa phương, đặc biệt là sự đón tiếp nồng nhiệt của bà connên cả đội nhanh chóng làm quen với môi trường mới. Giờ đi đâu cũng được bà conchào đón như người trong nhà, có nhiều bạn sinh viên còn học thêm cả tiếng dântộc nữa đấy! Khó khăn nhất vẫn là công việc vận động các em đi học, phải mấtgần một tuần các bạn sinh viên mới mở được lớp dạy xóa mù chữ vì các em khôngchịu đến trường. Tạ Thị Thủy (quê ở Quảng Ngãi, sinh viên năm thứ hai) bộcbạch: “Mấy ngày đầu để vận động được các em đến trường rất khó khăn, chúng emphải đến tận nhà thuyết phục, tặng quà. Có nhiều em bố mẹ dẫn đến tận trườnglại khóc đòi về nhà chứ nhất quyết không vào lớp, chúng em phải dỗ dành mãi cácem mới vào học cùng các bạn. Hiện tại, chúng em đã vận động được 8 lớp học, mỗilớp có từ 30 đến 45 em, ở độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi. Ngoài dạy chữ, tập viết, dạyđạo đức, nhóm còn tập múa, tập hát cho các em. Bên cạnh đó, chúng em còn tổ chứccác buổi chiếu phim thiếu nhi với những bộ phim hoạt hình cho các em xem, mởcác cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề tự chọn để các em làm quen với nhau. Bây giờ,em thấy rất thích thú với công việc này”.


Sinh viên tình nguyện dọn vệ sinh tại Nhà văn hóa cộng đồng bon B’Dơng,xã Đắk Som (Đắk Glong). Ảnh: N.L

Mặc dù đây là lần đầu tiên đến với bà con ở các xã vùngsâu, vùng xa nhưng qua những buổi sinh hoạt, thăm hỏi, tặng quà cũng như cùngbà con tham gia sản xuất, đến nay các chiến sĩ tình nguyện đã để lại ấn tượngtốt trong lòng dân bản. Chị H B’ri (bon Păng Sô, xã Đắk Som) cho biết: Nhà cóhai mẹ con, nên chú Bí thư đoàn xin phép cho hai em sinh viên ở cùng, từ khicác em đến đây, gia đình tôi lúc nào cũng rộn rã tiếng cười”. Không những thế,các “chiến sĩ” còn thuyết phục được chính quyền xã bởi lòng nhiệt tình và sựhăng hái trong công việc. Bí thư đoàn xã Đắk Som K’Tem cho biết: Ban đầu, để códụng cụ cho các bạn làm việc, có lớp cho các bạn dạy học, chúng tôi phải chạyđôn chạy đáo khắp các thôn, bon để mượn, giờ quen với bà con nơi đây nên thiếucái gìcác bạn tự giác đi mượn chứ khôngphụ thuộc vào chúng tôi nữa. Tinh thần làm việc, tổ chức các hoạt động của cácbạn được các đoàn thể địa phương rất hoan nghênh. Tám mươi lăm “chiến sĩ”(trong đó, xã Đắk Som gồm 50 bạn, xã Quảng Khê gồm 35 bạn), đại diện cho mỗivùng quê khác nhau, nhưng tất cả đều chung một nhiệt huyết là đóng góp một phầncông sức của mình đến với những đồng bào dân tộc vùng khó khăn. Bạn Nguyễn ThúyHằng (sinh viên năm thứ nhất) tâm sự: Lần đầu tiên tham gia chiến dịch mùa hèxanh và cũng là lần đầu lên đây sống, làm việc, tiếp xúc với bà con dân tộc.Mấy ngày đầu còn bỡ ngỡ nhưng giờ em thấy thích thú khi được ở đây, ngày ngàyđược tiếp xúc với những con người chân thật, mộc mạc dễ gần. Nếu có cơ hội, lầnsau em sẽ tiếp tục trở lại đây...

ADQuảng cáo

Những ngôi nhà “thanh niên tìnhnguyện”

Đối với các bạn sinh viên tình nguyện của Trường đạihọc Sư phạm kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh thì Chiến dịch Thanh niên tìnhnguyện hè năm 2010 xem như “được mùa làm nhà”. Từng tham gia chiến dịch trongnhững mùa hè trước tại Đắk Nông và qua khảo sát trước chiến dịch, Ban Chỉ huycủa trường biết rõ nhiều gia đình trẻ ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh hiện đangrất khó khăn và không có điều kiện làm nhà. Chính vì thế mà trong chiến dịchnày, sinh viên của trường không chỉ đem tinh thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ đếnvới bà con mà trong thời gian qua còn vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cánhân tài trợ tiền để làm 3 căn “Nhà tình bạn” tặng cho cán bộ đoàn ở các thôn,bon của huyện Tuy Đức. Sinh viên của trường đã cùng gia đình trực tiếp tham giathiết kế để có căn nhà tiện ích và đẹp mắt. Họ cũng chứng tỏ là những phụ hồ,thợ mộc lành nghề, tích cực tham gia đào móng, đắp đất, cưa xẻ gỗ, xây, látgạch… Gia đình anh Điểu Bí, Bí thư Chi đoàn bon Bu Prăng 1, xã Quảng Trực, chỉcó vài sào đất lại nuôi 3 con nhỏ nên cuộc sống khó khăn, phải ở nhờ nhà của bốmẹ. Thấy hoàn cảnh chật vật, Ban Chỉ huy chiến dịch của trường đã hỗ trợ 10triệu đồng và huy động lực lượng giúp ngày công làm cho anh căn nhà gỗ. Khôngchỉ thế, họ còn giúp anh làm bảng điện, sắp xếp đồ đạc và chuyển đến nhà mớigọn gàng, ngăn nắp. Chỉ hơn một tuần ra quân, anh Bí và vợ con đã có căn nhàmới. Còn anh Văn Công Thành, Bí thư Chi đoàn thôn 7, xã Quảng Tân đã được sinhviên trường trao tặng bộ máy vi tính, phụ giúp gia đình 30 triệu đồng và giúpngày công xây được căn nhà tương đối rộng rãi.

Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí MInh tổ chức trò chơicho trẻ em xã Đắk Som (Đắk Glong). Ảnh: P.Đ

Tại huyện Đắk Glong, các bạn sinh viên của Trường Đạihọc Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cũng hăng say giúp chị H’Ngơ, từng là cánbộ đoàn của xã Quảng Khê xây nhà. Sinh viên Phan Ngọc Diễm Chi kể: “Chị H’Ngơmồ côi từ nhỏ và được bà con cho ở nhờ. Nhân chiến dịch thanh niên tình nguyệnhè, Đoàn xã Quảng Khê đã hỗ trợ số tiền 15 triệu đồng do Đoàn khối Dân chínhđảng thành phố Hồ Chí Minh tặng để xây cho chị căn nhà nho nhỏ mang tên “Nhàtình bạn”. Chúng em đã cùng với gia đình, thanh niên địa phương giúp ngày côngđể chị nhanh chóng có nhà ở”. Chị H’ Ngơ chia sẻ: “Mình rất vui mừng và cảmđộng trước sự quan tâm của tổ chức Đoàn Thanh niên đã cho mình tiền làm nhà.Trong những ngày qua, các bạn sinh viên rất nhiệt tình giúp gia đình và mìnhcảm ơn tình cảm của các bạn. Những việc làm của các bạn đã để lại tình cảm sâuđậm trong lòng mình và bà con trong xã về sinh viên tình nguyện”.

Cùng với việc làm nhà tình bạn thì trong một thángqua, sinh viên các trường còn hỗ trợ tiền và ngày công làm được 3 căn nhà tìnhnghĩa cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, có công vớicách mạng ở huyện Tuy Đức và Đắk R’lấp với tổng số tiền 65 triệu đồng. Ông BùiThiện Xuân, ở thôn 2, xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) là một thương binh có hoàn cảnhkhó khăn, nhà không có rẫy chủ yếu dựa vào làm thuê và các con giúp đỡ. Tháng 8này, ông bà đã được sinh viên của Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm thànhphố Hồ Chí Minh hỗ trợ 25 triệu đồng và huy động đông đảo sinh viên xây tặng cănnhà nho nhỏ. Từ nay, ông bà đã có ngôi nhà ấp áp, không còn phải lo mỗi khi mùamưa đến nữa. Chị Hà Thị Dậu ở thôn Đắk Hợp (Krông Nô) cũng đã được tặng 15triệu đồng để làm nhà. Sinh viên Trần Thị Thanh Thiện, Phó Chỉ huy chiến dịchtại K’rông Nô cho biết: “Sau khi trực tiếp xuống cơ sở thấy gia đình chị Dậuhoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chỗ ở còn tuyền toàng nên chúng tôi đã báo cáo vềtrường và xin kinh phí. Ngày chia tay chiến dịch, chúng tôi đã kịp trao tiền đểgiúp gia đình sau này làm nhà”. Hưởng ứng chiến dịch thanh niên tình nguyện hènăm 2010, lực lượng đoàn viên, thanh niên của Đoàn thanh niên Bộ đội biên phòngtỉnh và các địa phương cũng đã tham gia hàng trăm ngày công làm được 21 căn nhàđại đoàn kết, mỗi căn trị giá 22 triệu đồng. Kinh phílàm nhà trích từ đợt huy động đóng góp làmnhà “Mái ấm cho đồng bèo nghèo nơi biên giới” do các cá nhân, tập thể, trong đócó thanh niên trong lực lượng đóng góp để tặng những gia đình có hoàn cảnh khókhăn chưa có nhà ởtại các xã biên giới.

Nguyễn Lương – Thanh Nga


ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Mùa hè xanh” ở vùng sâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO