Mở rộng diện tích ngô: Tạo bước phát triển trong sản xuất nông nghiệp

26/10/2011 08:38

Trong những năm qua, cây ngô trong vụ mùa đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần cùng với cây lúa ổn định tình hình an ninh lương thực của tỉnh...

ADQuảng cáo

Trong những nămqua, cây ngô trong vụ mùa đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần cùng với câylúa ổn định tình hình an ninh lương thực của tỉnh. Ông Nguyễn Quang Tuấn, ChiCục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt tỉnh cho biết: “Ngay từ đầu vụhè thu, Sở Nông nghiệp-PTNT tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành chuyên môn chútrọng xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nông dân chuyển đổi những diện tích lúa bấp bênh nước, diện tích lúa cạn, đất trồng sắn, câytrồng kém hiệu quả… sang trồng ngô. Đồng thời, Chi cục cũng phối hợp với cácđịa phương theo giỏi, hướng dẫn bà con chuẩn bị đất gieo trồng đúng lịch thờivụ, đầu tư thâm canh, sử dụng các giống ngô lai được công nhận giống quốc gia,có năng suất cao đã được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh sản xuất thửtrên địa bàn… nên cây ngô sinh trưởng phát triển tốt, kháng được sâu bệnh hại,mang lại thu nhập ổn định cho nông dân”. Nhờ có sự chỉ đạo, phối hợp đồng bộgiữa các cấp, ngành nên vụ hè thu năm 2011 là vụ sản xuất ngô thành công củatỉnh, với tổng diện tích 25.579 ha, tăng so với vụ hè thu năm 2010 là 1.410 ha,sản lượng 160.424 tấn.



Nông dân xã Thuận An (Đắk Mil) chăm sóc ngô Ảnh: Ngọc Tâm


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Theo ông Dương Quốc Thanh, Trưởng Phòng Trồng trọt,Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thì biểu đồ diễn biếndiện tích, sản lượng ngô luôn tăng mạnh qua các năm. Đơn cử, năm 2007, diệntích là 31.010 ha, sản lượng 219.423 tấn, đến năm 2009 đã tăng lên 38.450 ha,với sản lượng đạt 236.690 tấn và năm 2010 diện tích đạt 39.972 ha, sản lượng247.832 tấn, năng suất bình quân 6,2 tấn/ha. Với tốc độ tăng trưởng như vậy nênhàng năm, sản lượng ngô chiếm 79,78% tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh. Đạtđược kết quả trên, trước hết phải kể đến những nỗ lực vượt bậc trong khâu lựachọn giống của cơ quan khuyến nông. Nhờ vậy, cơ cấu giống ngày càng được cảithiện, các vùng trồng ngô trong tỉnh đã sử dụng trên 95% các loại giống ngô laiF1 thay thế cho giống ngô địa phương, chủ yếu là những giống ngắn ngày, chonăng suất cao, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trong cơ cấumùa vụ, dien tích ngô gieo trồng vụ đông xuân chiếm khoảng 6-10%, vụ hèthu 60% và vụ thu đông 24-30% tổng diện tích gieo trồng cả năm. Tình hình sảnxuất ngô trên địa bàn tỉnh hiện chủ yếu là sản xuất ngô lai phục vụ cho côngnghiệp chế biến (chiếm 95-97% diện tích).



Nông dân huyện Krông Nô thu hoạch ngô. Ảnh: Ngọc Tâm


Rõ ràng, việc mở rộngphát triển sản xuất ngô đã và đang đem lại nguồn lợi lớn cho nông hộ và gópphần ổn định an ninh lương thực cho tỉnh. Tuy nhiên, để tiếp tục mở rộng diệntích, đồng thời, từng bước thực hiện kế hoạch nâng tổng diện tích ngô đạt40.000 ha đến năm 2020 thì ngành Nông nghiệp tỉnh cần có những kế hoạch, giảipháp cụ thể hơn. Cũng theo ông Tuấn, trước mắt, Sở Nông nghiệp-PTNT sẽ tiếp tụchỗ trợ, phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai chương trình chuyểnđổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, hiệu quả. Đồng thời, ngành Nông nghiệpcũng sẽ tiến hành khảo sát xây dựng các vườn sản xuất giống ngô lai (F1) năngsuất cao, chống chịu sâu bệnh phù hợp với điều kiện sinh thái tại các vùngtrồng ngô trọng điểm của tỉnh để cung cấp giống tại chỗ, góp phần nâng cao hiệuquả sản xuất cho nông dân. Bên cạnh đó, để các địa phương sản xuất ngô hiệu quảhơn, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ vốn, vay vốn giúp nông dân đẩy mạnh cơ khíhóa trong các khâu sản xuất như làm đất, gieo trồng, thu hoạch… góp phần tănghiệu suất lao động. Còn đối với việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm,đáp ứng nhu cầu thị trường... ngành Nông nghiệp tỉnh cần có những định hướngcăn bản, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp như: xây dựng các mô hìnhtrình diễn, chuyển giao các tiến bộ khoa học về giống, chế độ luân canh thíchhợp nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong sản xuất hàng hóatheo các tiêu chuẩn như Viet GAP, Global GAP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; xây dựng các cơ sở chế biến tinhbột ngô, trang bị máy sấy nhằm hạn chế thối, mốc khi thu hoạch; áp dụng cáctiến bộ kỹ thuật về thâm canh, sử dụng các giống ngô lai như: Beoseed C919,9698 (ngắn ngày chịu hạn cao), CPDK 888, NK 66, VN 10 (giống dài ngày), cácgiống ngô nếp lai: MX 4, MX 10, nếp hương VH1, VL1... Ngoài ra, các địa phươngcần dành một số ít diện tích để trồng ngô nếp địa phương và các giống ngô rauđể cung ứng cho thị trường và thực hiện quy trình thâm canh ngô lai, luân canh,xen canh với cây họ đậu, trồng trong vườn cây lâu năm thời kỳ kiến thiết cơbản, trồng tăng vụ trên đất lúa... để nâng hiệu quả sử dụng đất, phát huy triệtđể tính thích nghi trong mọi điều kiện sinh trưởng của cây ngô.

Văn Tâm

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mở rộng diện tích ngô: Tạo bước phát triển trong sản xuất nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO