Lặng thầm nghề kỹ thuật hình sự

13/03/2013 10:06

Lặng thầm làm việc trong mọi hoàn cảnh, địa hình, thời tiết để tìm nguyên nhân, dấu vết của các vụ án hình sự, đó là công việc của những cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Kỹ thuật hình sự (CSKTHS) Công an tỉnh...

ADQuảng cáo

Lặng thầm làm việc trong mọi hoàn cảnh, địa hình, thời tiếtđể tìm nguyên nhân, dấu vết của các vụ án hình sự, đó là công việc của nhữngcán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Kỹ thuật hình sự (CSKTHS) Công an tỉnh.



Khámnghiệm tử thi trong một vụ án hình sự


Luôn giáp mặt với… tử thi

Ngày 2/2/2013, nhậntin báo của người dân tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) về hung tinông Lưu Văn Vương bị chết trong nhà, tử thi đang trong quá trình phân hủy, ngaytức tốc, Thiếu tá Phan Ngọc Tuấn của Phòng CSKTHS được cử đi, tham gia vào Hộiđồng khám nghiệm.

Khi vào nhà, tửthibốc mùi hôi nồng nặc, ruồi muỗi đậuđen kín, làm cho không ít các thành viên của hội đồng lợm miệng muốn nôn ói.Sau khi đeo găng tay, mặc áo quần bảo hộ, khẩu trang, Thiếu tá Tuấn bắt tayngay vào công việc. Mọi tư thế của tử thi được anh soi xét và ghi lại rất tỉmỉ, kỹ lưỡng, dù trong hoàn cảnh không người nào muốn chứng kiến.

Sau hơn 2 giờ đồng hồcặm cụi, cật lực với công việc khám nghiệm tử thi, cuối cùng Hội đồng khámnghiệm đưa ra nhận định là ông Vương chết do bệnh lý về gan chứ không phải làbị giết như dư luận xã hội.

Sau trường hợp ôngVương, sáng 3/2, Thiếu tá Hoàng Minh Tiến của Phòng CSKTHS lại được cử đi thamgia khám nghiệm tử thi của em Nguyễn Ngọc Hbị tử nạn tại hồ nước. Khi đó, rất nhiều nhận định trong dư luận chorằng em bị kẻ xấu hãm hại rồi vứt xác xuống hồ.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Những nhận định đầycảm tính ấy, buộc những người làm công tác khám nghiệm hiện trường, tử thi phảivào cuộc để đưa ra kết luận chính thức nhằm tránh gây hoang mang, lo sợ chongười dân. Cuộc khám nghiệm tử thi được tiến hành ngay tại hiện trường, dướicái nóng gay gắt, cuối cùng cho ra kết luận không có dấu hiệu tội phạm.

Tâm sự về nghề nghiệp,Thiếu tá Hoàng Minh Tiến nói: “Việc giáp mặt với tử thi là chuyện thường xuyênđối với lực lượng Phòng CSKTHS. Khi thực hiện nhiệm vụ, người trực tiếp khámnghiệm phải luôn tỉnh táo, tư duy lô gích, dựa vào khoa học hình sự chứ khôngcảm tính như dư luận. Bởi công tác khám nghiệm là để tìm dấu vết nếu có dấuhiệu tội phạm, qua đó phân loại hung khí, đối tượng để làm cơ sở dữ liệu, củngcố hồ sơ vụ án, giúp cho lực lượng điều tra nhanh chóng phá án. Trong quá trìnhtiến hành công việc, người khám nghiệm luôn phải thích nghi với mọi hoàn cảnh,môi trường, địa hình nơi xảy ra vụ việc chứ không cólựa chọn nào khác”.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bản thân

Công tác khám nghiệmkhông phải khi nào cũng gặp thuận lợi, mà lắm lúc gặp nhiều rủi ro từ nhiều yếutố bên ngoài, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể như khi khám nghiệm tử thicủa các đối tượng bị phơi nhiễm HIV, mặc dù luôn đề phòng, cảnh giác cao độ,nhưng trong điều kiện làm việc với áp lực cao, có khi bị kim đâm vào tay lúc mổxẻ, khâu vết mổ, nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

Ðiển hình, ngày13/2/2013, trong vụ án mạng xảy ra ở tổ dân phố 9, thị trấn Ea T’ling (ChưJút), lực lượng CSKTHS đã khám nghiệm tử thi Trịnh Văn Lợi, là con nghiện lâunăm và đã bị phơi nhiễm HIV. Trung úy Nguyễn Văn Hiếu, người trực tiếp mổ tửthi kể: “Trường hợp mổ tử thi của đối tượng bị nhiễm HIV không phải hiếm, hầuhết anh em trong đội đều trải qua và cũng từng bị sơ suất khi khâu vết mổ lại.Do đó, khi mổ tử thi, người trực tiếp mổ và khâu đều mang tâm lý rất nặng nề vàlo lắng. Nhưng vì công việc, với trách nhiệm, anh em đều bỏ qua những tâm lý ấyđể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình”.

Ðại tá Nguyễn Kim Nhị,Trưởng Phòng CSKTHS, người có 28 năm trong nghề nhớ lại những rủi ro từng gặpphải. Ðó là cách đây khoảng 9 năm, ở huyện Krông Nô xảy ra một vụ án mạng, nạnnhân bị giết hại đã nhiều ngày và bị giấu trong một cái hầm. Khi đó, anh làngười trực tiếp khám nghiệm, vừa bước vào thì một con rắn hổ mang bành lao ra,nhưng cũng may là kịp thời né tránh.

Trong quá trình khámnghiệm, rất nhiều loại côn trùng bò lên người gây ngứa ngáy, không còn cách nàokhác, anh Nhị phải cởi quần áo lao xuống một vũng bùn gần đó rồi mới tiếp tụccông việc của mình. Một lần khác, vào năm 2008, khi đang khám nghiệm tử thi củamột cháu nhỏ tại xã Ðắk R’moan (Gia Nghĩa) thì bất ngờ, người mẹ ở trong nhàvừa gào khóc, vừa cầm dao chạy ra ngăn cản không cho lực lượng làm nhiệm vụ.

Nói về nghề, anh Nhịcho biết: “Xã hội ngày càng xảy ra nhiều vụ phạm pháp hình sự, tai nạn giaothông, dẫn đến chết người thì anh em CSKTHS còn phải gặp nhiều xác chết và cũnglắm rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là quacông việc của mình có thể giúp cho cơ quan điều tra nhanh chóng phá án, sớm bắtđược đối tượng, chịu sự trừng trị của pháp luật, mang lại sự ổn định và bìnhyên cuộc sống cho người dân”.

Bài, ảnh:Phạm Khánh

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lặng thầm nghề kỹ thuật hình sự
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO