Kỷ niệm 67 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1945 – 23/9/2012): Đài tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp

20/09/2012 10:24

Ngày 23/9/1945, quân Pháp tấn công thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngay sáng 23/9, chính quyền Nam Bộ đã tổ chức một cuộc hội nghị quan trọng tại phố Cây Mai (Chợ Lớn) với sự tham dự của nhiều nhân vật có uy tín như Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Nguyễn, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng...

ADQuảng cáo

Ngày 23/9/1945, quân Pháp tấn công thànhphố Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngay sáng 23/9, chính quyền Nam Bộ đã tổ chức một cuộchội nghị quan trọng tại phố Cây Mai (Chợ Lớn) với sự tham dự của nhiều nhân vậtcó uy tín như Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Nguyễn, Phạm Ngọc Thạch,Huỳnh Văn Tiểng...



Phùđiêu ghi nhớ địa phương phát sóng đầu tiên của Đài tiếng nói Nam bộ. Ảnh: tư liệu


Hội nghị nhất trí điện ra Chính phủ Trungương xin phép được tiến hành kháng chiến chống xâm lăng. Hội nghị tuyên bốthành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch vàỦy ban Kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn do đồng chí Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch.

Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ ra tuyên cáo: “Sánghôm 23 tháng 9, quân Pháp công nhiên chiếm trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và quốcgia tự vệ cuộc. Chúng đã gây đổ máu ở đường phố Sài Gòn... Không lẽ chịu nhụchoài; vì danh dự của dân tộc, chúng ta coi trọng quyền lợi của quốc gia, nênchúng tôi phải đánh điện ra Trung ương xin phép cho kháng chiến...”.

Ngày 24/9, Chính phủ Việt Nam ra Huấnlệnh gửi quân dân Nam Bộ. Ngày 26/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đứng đầuChính phủ Việt Nam độc lập, gửi thư biểu dương “lòng kiên quyết ái quốc củađồng bào Nam Bộ”.

Cùng ngày, Chính phủ lại ra lời hiệutriệu kêu gọi nhân dân “Hãy ủng hộ phong trào đấu tranh oanh liệt của đồng bàoNam Bộ”. Liền theo đó, Chính phủ Việt Nam đã thành lập các đoàn quân Nam tiến,quỹ Nam Bộ Kháng chiến, cấp tốc cử nhiều tướng lĩnh tài ba như Nguyễn Bình,Nguyễn Sơn... vào Nam.

Đài Tiếng nói Nam Bộ ra đời trong bốicảnh đó. Nơi được chọn để xây dựng cơ quan báo chí phát sóng âm thanh hỗ trợcho cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ là đình làng Thọ Lộc thuộc tổngTịnh Khương, phủ Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vì khi đó, Quảng Ngãi nằm trong vùngtự do Liên Khu 5. Đây cũng là nơi đặt trụ sở làm việc của đồng chí Phạm VănĐồng - đại diện Chính phủ ở miền Nam Trung bộ cùng nhiều cơ quan của bộ máykháng chiến miền Nam Việt Nam.

Sau một thời gian chuẩn bị, lắp đặt máymóc, Đài tiếng nói Nambộ có buổi phát thử sóng đầu tiên vào ngày 1/6/1946. Đến hạ tuần tháng 7 nămđó, Đài Phát thanh “Tiếng nói Nam Bộ” chính thức phát sóng buổi đầu tiên với sựcó mặt của đồng chí Phạm Văn Bạch, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính NamBộ.

Trong buổi phát thanh đầu tiên này, đồngchí Phạm Văn Bạch thay mặt Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ đọc lời hiệu triệu đồngbào Nam Bộ vùng lên chiến đấu, báo cáo cùng đồng bào cả nước và bè bạn nướcngoài về sự ra đời của Đài phát thanh phục vụ sự nghiệp kháng chiến của quân vàdân Nam Bộ.

ADQuảng cáo

Về tổ chức của Đài lúc đó gồm: Nhà cáchmạng kỳ cựu, nhà báo Nguyễn Văn Nguyễn, người trước Cách mạng Tháng Tám - 1945từng làm thư ký tòa soạn báo L’Avant  garde, cộng tác viên của các tờ Mai,La Lutte, Dân Quyền..., hai lần bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo, được cử làm Giámđốc đầu tiên của đài.

Tham gia lãnh đạo đài còn có nhà cáchmạng Huỳnh Văn Tiểng, ủy viên Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam, phụ tráchban Tuyên truyền. Hai ông cũng đồng thời trực tiếp viết bài cho cácmục Bình luận, Câu chuyện thời sự. Phụ trách kỹ thuật là ông Cao Văn Hóa(một kỹ sư tốt nghiệp tại Pháp) và cộng sự là chuyên viên cao cấp Vũ ChínhXương – tốt nghiệp Trường Bách nghệ Hà Nội năm 1938.


Một gócthành phố Quảng Ngãi hôm nay. Ảnh: Ngọc Tâm


Mỗi ngày hai buổi (sáng và tối), ĐàiTiếng nói Nam Bộ phát đi chương trình trên làn sóng điện 24, 26 th. Mở đầu làlời xưng danh: “Đây là Đài tiếng nói Nam Bộ/ Tiếng nói đau đớn/ Tiếngnói căm hờn/ Tiếng nói chiến đấu”. Tiếp theo là bản nhạc “Thanh niên hành khúc”tấu lên bằng tiếng đàn măng đô lin làm nhạc hiệu.

Trong cấu trúc chương trình phần tintrong nước đọc trước, phần tin quốc tế đọc sau, mục bình luận và câu chuyệnthời sự giữ vai trò quan trọng với những bài viết giàu sức chiến đấu, lý luậnđanh thép, có sức thuyết phục và cổ vũ người nghe.

Tất cả đều thực hiện trực tiếp trướcmicro, khái niệm “ghi âm”, “thu âm” chưa từng được nhắc đến. Ngoài chương trìnhchính phát bằng tiếng Việt, sau một thời gian ngắn, Đài phát triển thêm cácchương trình bằng tiếng Pháp (các ông Lương Hưng rồi Phan Cao Phước phụ trách),tiếng Thái (ông Nguyễn Văn Sơn phụ trách), tiếng Anh (ông Dương Văn Tích phụtrách)...

Cuối năm 1946, do những chuyển biến củathời cuộc và yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến, đặc biệt là để đảm bảo an toàntuyệt đối, chống sự rình rập, sẵn sàng dội bom đánh phá của đối phương, Đàitiếng nói Nam Bộ dời lên vùng Sơn Tân, huyện Sơn Hà, nay là xã Sơn Tân, huyệnSơn Tây.

Tại đây, vào tháng 6/1947, với một máyphát 60 W, đài có thêm một làn sóng xưng danh là “Đài Tiếng nói Tháp Mười,tiếng nói lưu động của bưng biền Nam Bộ kháng chiến” với hai người phụ tráchbiên tập là Phan Huỳnh Tấn và Quách Vĩnh Xương. Hoạt động của đài này có ảnhhưởng rất lớn trên chiến trường, khiến chỉ huy quân Pháp ở Nam Bộ cho mở nhiềuđợt càn quét, truy lùng. Họ nào ngờ, nơi phát sóng của “Đài Tiếng nói Tháp Mười”ở xa tận ngoài Trung, cách Sài Gòn gần 1.000 cây số. Sau khi chuyển vào BìnhĐịnh, làn sóng này vẫn duy trì cho đến hết quý I năm 1949.

Cũng trong thời gian đóng tại Sơn Tân,Đài Tiếng nói Nam Bộ được lệnh của Trung ương đảm nhận nhiệm vụ thay thế ĐàiTiếng nói Việt Nam từ ngày 7/10/1947 đến 19/12/1947, khi Đài Tiếng nói Việt Namdời địa điểm.

Ngày 1/12/1947, tại Mộc Hóa (Long An) mộtđài phát thanh mới phục vụ chiến trường Nam Bộ có tên là “Đài Tiếng nói Nam bộkháng chiến” đã ra đời, báo hiệu một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến ở NamBộ và cả nước. Ông Nguyễn Văn Tiểng, cùng nhiều cán bộ kỹ thuật và những ngườilàm chương trình của Đài tiếng nói Nam Bộ lần lượt nhận lệnh chuyển về Nam, tăng cườngcho Đài Phát thanh Nam Bộ kháng chiến và Sở Thông tin Nam Bộ.

Đầu năm 1948, Đài Tiếng nói Nam Bộ chuyểnvào miền núi tỉnh Bình Định, đổi tên là Đài Tiếng nói miền Nam, mật danh “BanTây Sơn”, trực thuộc Liên khu ủy V và Ủy ban kháng chiến hành chính miền NamTrung Bộ. Thời kỳ này đài phát sóng ngày 3 buổi (sáng, trưa, tối), mỗi buổi 30phút và thêm một buổi đọc chậm. Từ giữa năm 1953, sóng phát thanh của Đài Tiếngnói Việt Nam, phát đi từ Hà Nội đã mạnh lên, Đài phát thanh Nam Bộ kháng chiếnvà Đài Phát thanh Sài Gòn - Chợ Lớn tự do đã có chương trình ổn định, vì vậy,theo chủ trương chung, Đài Tiếng nói miền Nam giảm dần hoạt động và đến khoảngcuối năm thì dừng hẳn.

Theo BáoQuảng Ngãi

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 67 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1945 – 23/9/2012): Đài tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO