Hôm nay 20/5, khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII

20/05/2013 09:24

Hôm nay, 20/5, kỳ họp thứ 5, Quốc hội (QH) khóa XIII sẽ khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Theo chương trình nghị sự dự kiến, tại kỳ họp này có 10 luật dự kiến sẽ được QH xem xét thông qua...

*Cử tri gửi tới Quốc hội 5 vấn đề trọng tâm

Hôm nay, 20/5, kỳ họp thứ 5, Quốchội (QH) khóa XIII sẽ khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Theo chương trình nghị sự dựkiến, tại kỳ họp này có 10 luật dự kiến sẽ được QH xem xét thông qua.

Trong đó đáng chú ý như: Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); Luật sửa đổi, bổ sungĐiều 170 của Luật Doanh nghiệp; Luật Đất đai (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Cư trú... QH cũng sẽ cho ý kiến về 7 dự án luật khác. Bêncạnh đó, sau khi thảo luận tại tổ, QH cũng dành 2 ngày thảo luận tại hội trườngvề dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (được truyền hình, phát thanh trực tiếp).

Trong bối cảnh kinh tế phục hồi rấtchậm, tổng cầu không tăng, tín dụng gần như đóng băng, nợ xấu chậm được giảiquyết, tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tiến trình tái cơ cấu DNNNdiễn ra rất chậm… giảm thuế là một trong những kỳ vọng lớn của DN. Theo dự thảoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN, mức thuế suất thuế TNDN từ 25%hiện nay sẽ giảm xuống còn 22%, áp dụng từ ngày 1/1/2014 để ngân sách kịp chuẩnbị đối phó với hụt thu.

Tuy nhiên, cũng có những đề nghịgiảm thuế TNDN xuống 20%/năm, áp dụng ngay từ 1/7/2013, như ghi nhận của cơquan thẩm tra. Một điểm mới được dư luận đặc biệt quan tâm tại kỳ họp này là QHsẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt do QH bầu và phêchuẩn. Sau khi thảo luận tại các phiên họp tại đoàn ĐBQH, dự kiến, sáng 11/6,QH sẽ bầu Ban kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danhtrên, đồng thời công bố kết quả kiểm phiếu vào buổi chiều cùng ngày. Nghị quyếtxác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được QH thông qua vào ngày hôm sau, 12/6và sẽ được công bố công khai.

Trong mảng lĩnh vực giám sát, tại kỳhọp này, QH sẽ dành 2,5 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; dự kiếnđược tiến hành từ chiều 12/6 đến hết ngày 14/6.

Ngày 19/5, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đãcông bố bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ 5Quốc hội khóa XIII. Tại kỳ họp này, có 1.724 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhândân cả nước gửi tới Quốc hội.

Cụ thể, 5 vấn đề trọng tâm cử trikiến nghị gồm: việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổiHiến pháp năm 1992; về sản xuất, kinh doanh và đờisống nhân dân; về lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo và dạy nghề; về phòng, chốngtham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo và cuối cùng là việc lấyphiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Góp ý Hiến pháp có nơi còn hình thức

Cử tri đánh giá việc Quốc hội tổchức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa quathực sự là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ, rộng khắp trong toàn xãhội, thu hút được sự quan tâm và sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhândân, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tuy nhiên, cử tri cho rằng việc tổchức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ở một số nơi, nhất là ởcấp cơ sở còn hình thức, lúng túng, bị động, chưa có sự phối hợp tốt giữa cáccơ quan, tổ chức hữu quan; một số nơi in, phát Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm1992 tới từng hộ gia đình nhưng việc hướng dẫn nhân dân thảo luận góp ý và tổnghợp ý kiến góp ý của nhân dân chưa tốt.

Cử tri và nhân dân kiếnnghị các cơ quan hữu quan tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xácnhững ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến phápnăm 1992; nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc; đồng thời giải trình rõ nhữngnội dung không tiếp thu để hoàn thiện, nâng cao chất lượng Dự thảo,phản ánh đúng và đầy đủ  ý nguyện của nhân dân tới Quốchội. Cử tri kiến nghị Quốc hội phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ để xâydựng bản Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạnmới.

Cần chính sách hỗ trợ trực tiếp chonông dân

Cử tri cho rằng hoạt động sảnxuất, kinh doanh còn rất khó khăn, hàng hóa tồn kho lớn… Giá vàng trong nướcchênh lệch quá lớn với giá vàng thế giới hiện nay dẫn đến sự băn khoăn, thiếutin tưởng của cử tri và nhân dân về năng lực của cơ quan nhà nước hữu quantrong việc quản lý điều hành thị trường vàng. Do vậy, Cử tri và nhândân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo,có những giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng trên; đồng thời kiếnnghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc sắp xếp lại cáctập đoàn kinh tế nhà nước; tái cấu trúc các doanh nghiệp, kiênquyết giải thể các doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh thualỗ làm thất thoát vốn và tài sản nhà  nước.

Về đảm bảo môi trường, cử trivà nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh đểgiải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp, làng nghề, nông thônnhằm phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo đời sống nhân dân.

Đối với sản xuất nông nghiệp, cử trivà nhân dân kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục có các cơ chế, chính sách để hỗ trợtrực tiếp cho nông dân, ngư dân, diêm dân, để người dân yên tâm sản xuất, nângcao đời sống, góp phần bảo vệ vùng biển của Tổ quốc, giữ ổn định xã hội ở địabàn nông thôn; đồng thời có các giải pháp kiên quyết, hữu hiệu xử lý hàng giả,hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu. 

Đối với Chương trình xây dựng nôngthôn mới, cử tri và nhân dân hoan nghênh Chính phủ đã có các quyết định sửa đổimột số tiêu chí của Chương trình cho phù hợp với các địa phương. Tuy nhiên, cửtri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có hướng dẫn cụ thểvề nguồn kinh phí “Ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần” để xây dựng cơ sở hạtầng; kiến nghị Nhà nước quan tâm hơn nữa đối với các địa phương nghèo trongviệc thực hiện Chương trình nông thôn mới vì việc huy động vốn trong nhân dânrất khó khăn; quy định rõ vấn đề huy động mức đóng góp, tham gia của nhân dân,của doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng… để chương trình này đượcthực hiện có hiệu quả.

Bệnh viện vẫn quá tải, dạy thêm còntràn lan

Báo cáo cho biết cử tri tiếp tụcphản ánh, mặc dù viện phí đã tăng nhưng tình trạng xuống cấp, quá tải ở cácbệnh viện, nhất là các bệnh viện ở Trung ương vẫn không giảm. Dovậy, Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, nângcao chất lượng khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện; xây dựng thêm cácbệnh viện khu vực để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên; nâng cao chất lượngđào tạo đội ngũ y, bác sĩ; quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở y tế củangười nước ngoài nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi cho người dân.

Về giáo dục, đào tạo, việc họcthêm, dạy thêm vẫn diễn ra tràn lan, nhất là ở khu vực đô thị; bệnh thành tíchkhông giảm; nhiều trường đại học thiếu các điều kiện cơ bản cả về cơ sở vậtchất, đội ngũ giáo viên nên chất lượng đào tạo thấp. Cử tri kiến nghị Chính phủchỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục; chấn chỉnh, xử lý các cơ sở giáo dục, đào tạo không đảm bảochất lượng.

Đối với hoạt động dạy nghề, Chínhphủ chỉ đạo nghiên cứu, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo nghề cho hợp lý;rà soát nhu cầu đào tạo nghề của nhân dân, nhu cầu về lao động theo ngành nghềcủa các doanh nghiệp và khả năng đào tạo của các cơ sở dạy nghề, đảm bảo chấtlượng, hiệu quả của hoạt động dạy nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội của đất nước.

Xử lý kịp thời cácvụ án tham nhũng, lãng phí

Báo cáo của Đoàn Chủ tịchỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam cho biết công tác phòng,chống tham nhũng chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là ngăn chặn, đẩy lùi tìnhtrạng tham nhũng.  Do đó, các cơ quan chức năng của nhà nước cần tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát và xử lý kịp thời, nghiêm túc cácvụ việc tham nhũng, lãng phí, nhất là những vụ việc nghiêm trọng, phức tạp màdư luận xã hội quan tâm. Đồng thời, Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát việcthực hiện và tuân theo pháp luật đối với những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng,lãng phí, tiêu cực như quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xâydựng, quản lý tài chính, tài sản công…

Đồng thời, cử tri và nhândân hết sức quan tâm và hoan nghênh việc thành lập Ban Chỉ đạo Trungương về  phòng, chống tham nhũng do đồng chí Tổng Bí thư đứngđầu cùng với việc thành lập lại Ban Nội chính ở Trung ương và các tỉnh, thànhphố. Cử tri hy vọng trong thời gian tới công tác phòng, chống tham nhũng sẽ cónhững chuyển biến rõ rệt, đáp ứng niềm tin của nhân dân vào quyết tâm phòng,chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

Để giải quyết những phức tạp củatình hình khiếu nại, tố cáo có liên quan đến vấn đề đất đai, cử tri kiến nghịQuốc hội khi xem xét sửa đổi Luật Đất đai cần có những quy định cụ thể; mụcđích thu hồi đất khác nhau thì cần có cơ chế thu hồi khác nhau để tránh tiêucực, đồng thời phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sửdụng đất; kiến nghị thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân cầndài hạn hơn hiện nay; việc thu hồi đất cần phải đảm bảo hài hòa về lợi ích giữaNhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Đối với Chính phủ cần tiếp tục chỉđạo các bộ, ngành, UBND các cấp tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếukiện đông người, phức tạp, kéo dài; ưu tiên xây dựng thể chế về giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, nhất là sớm trình Quốc hội xem xét thông qua Luật tiếp côngdân; xử lý nghiêm cán bộ vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo.

Lấy phiếu tín nhiệm phải thực chất

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóaXIII là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm đối vớinhững người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, vì vậy cử tri và nhândân kiến nghị các đại biểu Quốc hội nêu cao ý thức trách nhiệm trước cử tri vànhân dân cả nước để việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành thực chất, khônghình thức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Nhà nước thực sự cónăng lực, đạo đức tốt, liêm khiết, gương mẫu, có tinh thần kiên quyết đấu tranhphòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Để làm tốt việc này, cử tri và nhândân kiến nghị Quốc hội cần tăng cường công tác giám sát; yêu cầu Bộ trưởng,trưởng ngành và người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường tráchnhiệm trong quản lý ngành, lĩnh vực; tăng cường giám sát việc thực hiện lời hứacủa các thành viên Chính phủ tại các phiên chất vấn của Quốc hội, Uỷ ban thườngvụ Quốc hội.

Nguồn VGP/SGGP

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hôm nay 20/5, khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO