Hà Nội - nguồn cảm hứng cho những ca khúc thấm đẫm tâm hồn

01/10/2010 10:35

Chưa có địa danh nào trên cả nước có số lượng ca khúc nhiều và hay như Hà Nội. Những giai điệu, lời ca cứ tự nhiên thấm đẫm tâm hồn con người. Điều đặc biệt chính ở những gì đã làm nên một Hà Nội rất riêng, mà tụ hội được tinh hoa cả nước...

ADQuảng cáo

Chưa có địa danh nào trên cả nước có sốlượng ca khúc nhiều và hay như Hà Nội. Những giai điệu, lời ca cứ tự nhiên thấmđẫm tâm hồn con người. Điều đặc biệt chính ở những gì đã làm nên một Hà Nội rấtriêng, mà tụ hội được tinh hoa cả nước.

Trong những ca khúc viếtvề Hà Nội, có lẽ “Người Hà Nội” của nhà văn, nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi đã ghiđược dấu ấn không phai mờ trong ký ức của bao nhiêu con người với ca khúc - bảnhùng ca ngợi ca Hà Nội và những dấu ấn lịch sử lên con người và thành phố,bắt đầu từ cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Nhạc sĩ Nguyễn Đinh Thi sáng tác bài hátnày đầu năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa mới nổ ra được ít ngày,sau khi cả Hà Nội đã vùng lên chiến đấu theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong các nhạc sĩ của Hà Nội thì với nhạcsĩ Phú Quang, Hà Nội là quê hương (ông quê gốc ở làng Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá,huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Ở nhạc Phú Quang, Hà Nội hiện lên vớinhững giai điệu đẹp, lời ca mộc mạc, giản dị chứa đựng sự nhớ thương da diết,đó là: Một Hà Nội ngây ngất nắng, một Hà Nội run run heo may -Mơ về nơi xa lắm(thơ Thái Thăng Long).


Mùa thu Hà Nội. Ảnh: T.L

ADQuảng cáo

Hà Nội còn đẹp bởi khung cảnh tĩnh mịchvề “đêm cuối mùa thu trăng lạnh mờ sương”-Im lặng đêm Hà Nội (thơ Phạm Thị NgọcLiên). Hà Nội đẹp hơn với sự cổ kính trầm mặc và sự cô đơn của người nghệ sỹvới “cây bàng mồ côi mùa đông, nóc phố mồ côi mùa đông, mảnh trăng mồ côi mùađông, mùa đông năm ấy, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ”- Phiêu du trời Nam màđau đáu nỗi niềm Hà Nội nên Phú Quang tạo tác bức tranh tâm trạng về Hà Nội rấtđiển hình Em ơi, Hà Nội phố (thơ Phan Vũ) hay “chiều đông sương giăng phố vắng,hàng cây lặng câm tháp cổ mặc trầm:-Lãngđãng chiều đông Hà Nội (lời Tạ Quốc Chương).

Điều đặc biệt nhất của các ca khúc trữtình Phú Quang viết về Hà Nội là lúc nào cũng có hình ảnh người phụ nữ xuấthiện trong tác phẩm. Đó là cái hồn xuyên suốt trong toàn bộ các sáng tác củaông: hình ảnh người phụ nữ thật trí thức, sang trọng, yêu và hi sinh hết mình.Tình yêu ở đó là nỗi buồn vì không được sống trọn vẹn bên nhau. Phú Quang từngtâm sự: “Tôi đã viết như một lời tự thú chân thành cho những kỷ niệm chẳng thểnào quên, đã đến, đi qua cuộc đời mình với hi vọng tìm thấy cho mình sự thanhthản khi bài ca được vang lên”, tình yêu, con người thật lãng mạn. Chúng ta tìmthấy hình ảnh đó ở hàng loạt ca khúc: Lãng đãng chiều đông Hà Nội (Chợt nhớngày ấy khi em qua phố một chiều, trao cho ta ấm nụ hôn lạnh, và vòng tay khaokhát mong manh. Im lặng đêm Hà Nội (từng hàng cây góc phố ngây ngô nhìn nhau,chỉ còn hơi ấm mối tình đầu, anh đi có đôi lần nhìn lại, chỉ còn em, còn em, imlặng đến tê người). Hà Nội ngày trở về (Bên quán nhỏ em buồn nghe lá trút,chiều sương sa giăng kín phố dài) ...

Về các nhạc sĩ của HàNội, không thể không nói đến Bộ tứ Hà Nội gồm Nguyễn Cường, Phó Đức Phương,Dương Thụ, Trần Tiến. Cả bốn người đều sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, mỗi người đều có những sáng tác mang dấu ấn về nơi mình sinh ra.Tuyển tập Bộ tứ Hà Nội do NXB Trẻ ấn hành với một đĩa Mp3 có 100 ca khúc vàtuyển tập lời bài hát, trong đó mỗi người đóng góp 25 bài. Đây là một món quàđặc biệt dành tặng những người yêu quý Hà Nội nhân 1000 năm Thăng Long.

Người con của miền Nam, nhạc sĩ tài năngTrịnh Công Sơn, chỉ một lần ra thăm Hà Nội đã thấm đẫm và cảm nhận được cáiriêng của Hà Nội mà viết nên ca khúc tuyệt hay Nhớ mùa thu Hà Nội. Hà Nội luônlà cảm hứng sáng tạo không ngừng trong mỗi người nghệ sĩ. Với nhạc sĩ Vĩnh Cátcũng vậy. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” - nhạc sĩ vẫn vượt qua những cơn đau khớphoành hành, để làm nên nhạc phẩm “Đây sông Hồng, sông Cái” và “Không chỉ làhuyền thoại”. Hai bản giao hưởng này vừa được biểu diễn trong đêm nhạc “Nhạc sĩVĩnh Cát với Hà Nội - Thủ đô yêu dấu”.

Còn nhiều, rất nhiều nhạc sĩ tài năng củamọi miền đất nước đã tạo dựng nên bằng âm nhạc, qua những ca khúc hay về Hà Nộinhư Phạm Duy, Hoàng Dương, Phạm Tuyên, Vũ Thanh, Hoàng Hiệp, Hồng Đăng, TrọngĐài, Lê Vinh, Trương Quý Hải, Nguyễn Trọng Tạo... Sức lan tỏa của những ca khúchay về Hà Nội thật vô bờ bến, có thể gặp ở bất cứ nơi đâu trên đất nước nhữngca khúc về Hà Nội gợi lên những cảm xúc trong trẻo, nhân văn, niềm kiêu hãnh,tự hào... về thủ đô và về đất nước.

Q.S (bs)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội - nguồn cảm hứng cho những ca khúc thấm đẫm tâm hồn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO