Giải pháp phát triển bền vững cây trồng chủ lực

16/05/2013 10:52

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, hiện nay toàn tỉnh có trên 171.000 ha các loại cây công nghiệp lâu năm; trong đó, cà phê trên 114.725 ha, cao su: 28.978 ha, hồ tiêu 8.356 ha, điều: 19.728 ha… được xem là những cây trồng chủ lực của tỉnh...

ADQuảng cáo

Theo thống kê củangành Nông nghiệp, hiện nay toàn tỉnh có trên 171.000 ha các loại cây côngnghiệp lâu năm; trong đó, cà phê trên 114.725 ha, cao su: 28.978 ha, hồtiêu8.356 ha, điều: 19.728 ha… được xemlà những cây trồng chủ lực của tỉnh. Trong những năm qua, ngành Nông nghiệptỉnh đã triển khai nhiều chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,chuyển đổi cây trồng đã giúp cho nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thunhập trên một đơn vị đất.



Phongtrào phát triển kinh tế vườn với các loại cây chủ lực như cà phê, cao su… đanglà thế mạnh của nông dân Đắk Glong


Có thể nói, trong cơcấu các loại cây trồng chủ lực của tỉnh, cà phê được quan tâm nhiều nhất. Trongthời gian qua, do người dân chỉ mới chú trọng việc thâm canh tăng năng suất,chưa quan tâm nhiều đến quy trình sản xuất bền vững lẫn chất lượng sản phẩmhàng hóa, khiến cho vườn cà phê nhanh xuống cấp, sâu bệnh gia tăng, chi phí vàgiá thành tăng cao… Điều này không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn làmgiảm uy tín và sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường.

Vì vậy, các cấp, ngànhchuyên môn đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn cho nông dân, doanhnghiệp biện pháp canh tác dựa vào tiêu chuẩn TCVN 4193:2005, tuân thủ các quyđịnh, quy trình sản xuất cà phê. Đây là hệ thống tiêu chuẩn mới, áp dụng cáchtính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp với cách đánh giá chấtlượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO).

Việc áp dụng tiêuchuẩn này còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tập quán,tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê trong quá trình hội nhập. Tiêuchuẩn TCVN 4193:2005 chỉ rõ các công đoạn sản xuất cụ thể như bón phân cân đối,hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu hái cà phê chín không lẫn nhiều quảxanh, ứng dụng quy trình chế biến cà phê theo phương pháp ướt...

Theo các chuyện gia, giaiđoạn sau thu hoạch là giai đoạn quan trọng và quyết định cho chất lượng cà phênhân. Do đó, nếu quy trình chế biến sau thu hoạch làm không đúng thì dù có điềuchỉnh hay chế biến trên loại máy hiện đại nào thì cũng không thể có cà phê chấtlượng cao được. Về chất lượng vườn cây, hiện nay, toàn tỉnh có gần 24.000 ha càphê già cỗi, năng suất thấp.

ADQuảng cáo

Trước thực tế đó, việctriển khai chương trình tái canh cà phê được coi là giải pháp vừa cấp bách, vừamang tính lâu dài. Theo Sở Nông nghiệp-PTNTthì trong năm 2013, tỉnh sẽ cấp hạt giống để người dân tái canh trên 700ha cà phê già cỗi, kém chất lượng, năng suất không đạt yêu cầu. Ngoài ra, cáccấp, ngành, địa phương cũng khẩn trương rà soát, phân loại chất lượng, diệntích cà phê hiện có, xác định diện tích cần trồng lại hoặc chuyển đổi trongthời gian tới.

Còn đối với cây hồtiêu, hiện nay được nông dân trồng tập trung nhiều nhất ở các huyện Đắk R’lấp,Đắk Song, Chư Jút… Tuy nhiên, hồ tiêu là loạicây kén đất, khá nhạy cảm với thời tiết và khí hậu, nếu trồng không đúng quytrình kỹ thuật, chăm sóc không tốt thì cây rất dễ bị bệnh và chết hàng loạt.Hiện nay, đa số các hộ trồng mới đều không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, sửdụng lại trụ cũ từ những vườn tiêu bị bệnh mà không qua xử lý, nên tiềm ẩn nhữngmầm bệnh, tuyến trùng rất cao.

Do đó, ngành Nôngnghiệp cũng khuyến cáo người dân chỉ nên trồng tiêu trên đất bazan có đủ nướctưới, mật độ thích hợp là 1.200 - 1.250 trụ/ha, sử dụng phân tổng hợp chuyêndùng hoặc phân hữu cơ ủ hoai, phân sinh học... Mặt khác, để giảm bớt chi phí,bà con nên trồng tiêu bằng trụ sống hoặc trụ xi măng, trồng cây chắn gió.

Tương tự, đối với câyđiều, cây cao su… cũng vậy, các địa phương cần quản lý, kiểm tra không nên thảnổi, để người dân tự phát trồng, khi gặp những điều kiện không thuận lợi thìlại quay sang phá bỏ, gây thiệt hại về kinh tế.

Có thể nói, việc tìmgiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đối với cây trồng chủ lực của tỉnh đã vàđang đặt ra nhiều thách thức đối với ngành nông nghiệp và nông dân tỉnh. Tuy nhiên,với sự sáng tạo, linh động trong sản xuất của nông dân, ngành Nông nghiệp tỉnhcũng đã xây dựng lộ trình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trịcủa nông sản, phù hợp với quy mô và điều kiện sản xuất của từng tiểu vùng sinhthái của tỉnh.

Trong đó, ngành khuyếnkhích nông dân và các doanh nghiệp thực hiện các quy trình chuẩn như Viet GAP,Global GAP… trong sản xuất nông sản hàng hóa nói chung và cũng là giải pháp đểnâng cao giá trị, vị thế của các loại cây trồng chủ lực của tỉnh. Việc xây dựngquy trình, tiêu chuẩn và quy mô sản xuất theo vùng chuyên canh tập trung nhằmtạo ra khối lượng hàng hóa đủ lớn đáp ứng nhu cầu thị trường cũng đang được chútrọng.

Bài, ảnh:Kim Ngân

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp phát triển bền vững cây trồng chủ lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO