Đắk Nông tăng cường công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện

19/11/2012 10:51

Phổ tần số vô tuyến điện (TSVTÐ) là nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia. Việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

ADQuảng cáo

Phổ tần số vô tuyếnđiện (TSVTÐ) là nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia. Việc quản lý và sử dụnghiệu quả nguồn tài nguyên này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1959, Chính phủ đã có các Nghị định 344/TTgvề quản lý máy phát vô tuyến điện và Nghị định 345/TTg về quản lý tần số vôtuyến điện. Tổ chức quản lý tần số vô tuyến điện cũng đã sớm hình thành và hoạtđộng phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Từ trước năm 1978,công tác quản lý tần số được giao cho Ðài C19 thuộc Cục Ðiện chính, từ năm 1978là Vụ Ðiện chính.



SởTT&TT phối hợp với Trung tâm TSVTĐ khu vực VII tập huấn TSVTĐ


Tại tỉnh ta, công tácquản lý nhà nước về TSVTÐ mới thực sự bắt đầu từ ngày 1/1/2005 khi Sở Bưu chính- Viễn Thông (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) được thành lập. Ðến nay,công tác quản lý ngày càng được nâng cao, ý thức chấp hành của các đơn vị, cá nhânsử dụng thiết bị TSVTÐ có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến thời điểm hiệntại, trên địa bàn tỉnh có 130 giấy phép sử dụng TSVTÐ đã được Cục Tần số vôtuyến điện cấp phép, từ các đơn vị lớn như các doanh nghiệp viễn thông, ÐàiPhát thanh truyền hình tỉnh đến các đài truyền thanh – truyền hình các huyện,đài truyền thanh không dây cấp xã, các bộ đàm, định vị.

Những năm gần đây,nhiều chương trình mục tiêu, đề án phát triển hệ thống thông tin cơ sở đượctriển khai và đưa vào sử dụng. Cùng với sự phát triển của các phương tiện thôngtin đại chúng, hệ thống đài truyền thanh không dây xã, phường, thị trấn đã gópphần quan trọng vào công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Ðảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước, của địa phương.

Tuy nhiên, việc pháttriển về số lượng các đài truyền thanh không dây trên địa bàn cả nước nóichung, tỉnh Ðắk Nông nói riêng đã phát sinh nhiều bất cập cho công tác quản lýtần số vô tuyến điện. Tình trạng thiết bị truyền thanh không dây không xin cấpphép, không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc tần số không đúng băng tần quyhoạch đã làm gia tăng số lượng can nhiễu. Nhiều vụ can nhiễu đã làm ảnh hưởngnghiêm trọng đến hoạt động điều hành bay, chất lượng dịch vụ của mạng di động,gây khó khăn cho công tác quản lý tần số.

Với chức năng là cơquan quản lý nhà nước chuyên ngành, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đãtham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý tầnsố và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh.

ADQuảng cáo

Ðồng thời, Sở cũng đãban hành nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị sử dụng TSVTÐ và triểnkhai thực hiện các nghị định, thông tư, hướng dẫn của Trung ương như: Hướng dẫnviệc thực hiện quy hoạch băng tần cho các đài truyền thanh không dây cấp xã,phường, thị trấn; thủ tục cấp phép TSVTÐ; Thu, nộp lệ phí TSVTÐ…

Ngoài ra, Sở TT-TTcũng tham mưu cho UBND tỉnh trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị thu phíphát sóng của hệ thống phát thanh truyền hình trong tỉnh nhằm khắc phục tìnhtrạng mua sắm thiết bị không phù hợp với quy hoạch tần số, không bảo đảm tiêuchuẩn kỹ thuật như đã xảy ra trong những năm trước đây.

Bên cạnh đó, Sở TT-TTđã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm TSVTÐ khu vực VII tổ chức các lớp tập huấnLuật TSVTÐ, các thông tư, nghị định cho các đơn vị sử dụng thiết bị phát sóng,tổ chức đo kiểm tần số, xử lý các trường hợp gây can nhiễu sóng. Qua đó, việcnhận thức, hiểu biết của các đơn vị sử dụng TSVTÐ trên địa bàn đã chuyển biếnrõ nét, việc chấp hành các quy định của pháp luật được tốt hơn.

Trong thời gian tới,để công tác quản lý và sử dụng TSVTÐ đảm bảo đúng quy định, đáp ứng các nhu cầuvề thông tin, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, tránhhiện tượng can nhiễu có hại cho mạng thông tin liên lạc, thì việc tăng cườngcông tác quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng thiết bị TSVTÐ là hết sức cầnthiết:

Ðối với cơ quan quảnlý Nhà nước, trước hết cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đạichúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng Luật TSVTÐ và các quyđịnh có liên quan đến quản lý TSVTÐ; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vịchấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý TSVTÐ như về chứngnhận hợp quy, thẩm định tính phù hợp với quy hoạch ngành, các quy định về chấtlượng thiết bị, trước khi đưa thiết bị vào sử dụng phải tiến hành các thủ tụcxin cấp phép sử dụng tần số và thực hiện đúng quy định ghi trong giấy phép, tổchức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quản lý TSVTÐtrên địa bàn tỉnh.

Ðối với UBND cáchuyện, thị xã, thành phố cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong côngtác quản lý TSVTÐ. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tăngcường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện vi phạm việc sử dụng TSVTÐ tại địaphương. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn làm các thủ tục xin cấp giấy phép, nộplệ phí và phí theo quy định của nhà nước đối với các đài truyền thanh không dâyđã và đang sử dụng; yêu cầu khi đầu tư, mua sắm mới chỉ được đầu tư, sử dụngcác thiết bị truyền thanh không dây trong băng tần (54-68)MHz để được cấp giấyphép theo đúng quy định.

Ðối với các đơn vị, cánhân sử dụng thiết bị TSVTÐ cần nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mìnhtrong việc xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.

Bài, ảnh:Nguyễn Đăng Huy

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đắk Nông tăng cường công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO