Bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian: Góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

27/08/2010 20:28

Theo số liệu thống kê của Ban dân tộc tỉnh, hiện toàn tỉnh có 154.917 người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc tại chỗ như M’nông, Mạ, Êđê có 53.457 người, còn lại là dân tộc thiểu số phía bắc như Nùng, Mông, Tày, Dao, Thái...

ADQuảng cáo

Theo sốliệu thống kê của Ban dân tộc tỉnh, hiện toàn tỉnh có 154.917 người đồng bàodân tộc thiểu số, trong đó dân tộc tại chỗ như M’nông, Mạ, Êđê có 53.457 người,còn lại là dân tộc thiểu số phía bắc như Nùng, Mông, Tày, Dao, Thái… Vớisự có mặt của nhiều thành phần dân tộc cùngchung sống đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa.


Múa xoang của đồng bào M’nông trong Ngày hộivăn hóa thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh. Ảnh:N.T

ADQuảng cáo

Ngoài những di sản văn hóaphi vật thể như các nghi lễ, lễ hội, lời nói vần, luật tục, cư dân bản địa cònlà chủ nhân của nhiều giá trị văn hóa độc đáo như Đàn đá Đắk Kar ở xã Quảng Tín(Đắk R’lấp), sử thi Ot N’drông với một tầm vóc và số lượng rất đồ sộ. Đặc biệt,họ còn sở hữu di sản văn hóa cồng chiêngcùng với những làn điệu dân ca, dân nhạc, góp phần làm nên “Không gianvăn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Những giá trị văn hóa này đã tồn tại khánguyên vẹn trong thiết chế xã hội tự quản. Luật tục dân tộc bản địa được xemnhư cơ sở pháp lý để điều tiết, vận hành các sinh hoạt của cộng đồng. Nền kinhtế của họ trước đây chủ yếu dựa vào thiên nhiên, tự cung, tự cấp. Các thànhviên tuân thủ sự phân công lao động theo giới khá chặt chẽ. Tuy nhiên, khi cósự tác động, giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa hiện đại,các đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Nông nói riêng cũngdần chuyển mình theo quỹ đạo phát triển, hội nhập của đất nước. Đặc biệt, vớisự đầu tư về ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao đời sốngcho người dân thì bức thành trì trong quan hệ sản xuất truyền thống của cộngđồng dân tộc thiểu số đã được công phá. Từ đây, đờisống của cư dân bản địa cũng ngày được nângcao. Tuy nhiên, nhiều nét văn hóa truyền thống của họ lại đang dần mai một từviệc xây dựng nhà cửa, trang phục đến các vật dụng trong đời sống hàng ngày.Trong khi đó, di sản văn hóa, văn nghệ dân gian lại là sản phẩm trao truyền từthế hệ trước cho thế hệ sau chủ yếu bằng hình thức truyền miệng, truyền nghềnhưng những nghệ nhân hiện còn rất ít và tuổi lại cao, sức yếu. Nhiều nghi lễ,lễ hội như Lễ gặp bon, Lễ cầu mưa, Lễ cúng bến nước, Lễ đặt tên, Lễ kết nghĩaanh em, Lễ Tach năng yô, Lễ Sa dinh… không được lưu truyền. Thậm chí, ngay cảnhững lễ truyền thống quan trọng mà trong cuộc đời ai cũng phải trải qua như Lễcưới, Lễ tang cũng bị mai một. Từ đây, bản sắc văn hóa độc đáo của mỗi dân tộckhông còn đậm nét. Những nhạc cụ, những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng đangdần vắng bóng ở các bon đồng bào dân tộc bản địa. Theo thống kê thì cộng đồngdân tộc thiểu số toàn tỉnh chỉ còn duy trì 31 lễ hội, 436 bộ cồng chiêng,khoảng 618 nghệ nhân biết sử dụng cồng chiêng, 121 nghệ nhân biết sử dụng cácloại nhạc cụ khác. Đặc biệt, chỉ còn khoảng 60 nghệ nhân biết chế tác nhạc cụdân gian và 247 người biết sử thi, dân ca, dân vũ. Đây là những con số quákhiêm tốn đối với một nền văn hóa truyền thống được xem là phong phú, đa dạngcủa các dân tộc bản địa. Để khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống, trongnhững năm qua, Đảng và Nhà nước đã đầu tư hàng tỷ đồng cho công tác nghiên cứu,bảo tồn. Cụ thể, tỉnh đã biên soạn bộ từ điển Việt-M’nông, bộ chữ viết và sáchgiáo khoa dạy tiếng M’nông, đề tài ghi tên họ cho người M’nông. Thực hiện đề ánbảo tồn, phát huy lễ hội, hoa văn cồng chiêng và nhạc cụ dân gian M’nông giaiđoạn 2004-2010, Ngành Văn hóa cũng đã khôi phục, tổ chức được 20 lễ hội truyềnthống và 8 ngày hội văn hóa dân tộc; trang bị cồng chiêng cho 72 nhà văn hóacộng đồng của các bon đồng bào M’nông ở 8 huyện, thị trong tỉnh. Ngoài ra,ngành cũng đã sưu tầm và mua được 57 cái áo nam và 77 cái khố, 77 cái áo nữ và77 cái váy theo đúng trang phục truyền thống M’nông để cấp cho các đội văn nghệdân gian cơ sở. Các địa phương đã tổ chức được 7 lớp dệt thổ cẩm, 8 lớp hát dânca, 50 lớp truyền dạy cồng chiêng và nhạc cụ, 6 lớp chế tác nhạc cụ các dân tộcthiểu số tại chỗ. Bên cạnh đó, thời gian qua, tỉnh cũng đầu tư xây dựng 116 nhàvăn hóa cộng đồng, hình thành 38 đội văn nghệ dân gian, 12 đội thông tin lưuđộng. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn, mới đây, Sở Văn hóa vừa tiếnhành tổ chức điều tra tổng thể về lễ hội hoa văn cồng chiêng và nhạc cụ dângian tại 138 bon đồng bào dân tộc tại chỗ. HĐND tỉnh đã thông qua đề án bảo tồncác giá trị văn hóa lễ hội, hoa văn cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc thiểu sốtại chỗ giai đoạn 2010-2015 với tổng số vốn đầu tư hơn 10,7 tỷ đồng.

Từ đây cho thấy các chươngtrình, dự án phát triển văn hóa đã và đang đáp ứng được nguyện vọng, khơi dậyđược sự yêu thích, niềm tự hào và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Việctriển khai thực hiện các đề án nêu trên bước đầu mang lại những hiệu quả đángkể trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gópphần cải thiện đời sống tinh thần của đồng bào M’nông.

Đức Diệu

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian: Góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO