Báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của UBND tỉnh trước kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh

14/07/2010 16:02

1. Lĩnh vực điện sinh hoạt: 1.1. Cử tri Bùi Thị Thúy thôn Đăk Snao, xã Quảng Sơn và cử tri xã Quảng Hòa (Đắk Glong): Dự án định canh định cư thuộc Công ty 53 có một số nơi chưa có điện phục vụ sinh hoạt, đề nghị có biện pháp giải quyết cho người dân.

1. Lĩnh vực điện sinh hoạt:

1.1. Cử tri Bùi Thị Thúy thôn ĐăkSnao, xã Quảng Sơn và cử tri xã Quảng Hòa (Đắk Glong): Dự án định canhđịnh cư thuộc Công ty 53 có một số nơi chưa có điện phục vụ sinh hoạt, đề nghịcó biện pháp giải quyết cho người dân.

Trả lời: Dự án đầu tư phát triển khu kinh tế quốc phòng Quảng Sơnđược Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án và được điều chỉnh tại Quyết định số278/QĐ-BQP ngày 20/2/2003, dự án do Công ty 53 làm chủ đầu tư. Theo quyết địnhnêu trên, dự án sẽ bố trí lại các điểm dân cư gắn với thế trận phòng thủ toàntuyến biên giới, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộitrong vùng dự án. Việc đầu tư xây dựng lưới điện thuộc dự án là do chủ đầu tư(Công ty 53) thực hiện. Việc kiến nghị của cử tri về một số khu vực thuộc dự ánchưa được kéo điện, vấn đề này UBND tỉnh sẽ có ý kiến với Công ty 53 để sớm cógiải pháp cấp điện cho người dân thuộc dự án trong thời gian tới.

1.2. Cử tri Bùi Thế Vinh, tổ 2, phườngNghĩa Đức, (Gia Nghĩa): Ngành điện kiểm tra lại bình điện thuộc dự ánđiện 116 thôn buôn cung cấp điện cho tổ 2, tổ 3 phường Nghĩa Đức vì hiện naybình yếu hay tự ngắt điện ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Trả lời: Dự án cấp điện 116 thôn buôn tỉnh Đăk Nông được lập từ năm2007 và thi công hoàn thành đóng điện trong năm 2009, phường Nghĩa Đức thị xãGia Nghĩa được đầu tư 3 trạm biến áp từ dự án. Thời gian qua, do tốc độ pháttriển phụ tải điện khu vực Gia Nghĩa tăng cao nên một số trạm biến áp thuộc dựán đã quá tải. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân,hiện nay Công ty Điện lực Đăk Nông đã khảo sát và sẽ nâng dung lượng trạm biếnáp khu vực này trong thời gian tới. UBND tỉnh sẽ yêu cầu Công ty Điện lực ĐăkNông sớm nâng dung lượng trạm biến áp khu vực này để đáp ứng nhu cầu sử dụngđiện của nhân dân.

1.3. Cử tri tổ dân phố 6, 7 thị trấnKiến Đức, (Đắk R’lấp): Đề nghị ngành điện kiểm tra lại việc một số hộdân tại khu vực này trả tiền điện sinh hoạt với giá cao hơn so với quy định vàphải trả hao phí đường dây do sử dụng điện quá tải. Đồng thời quan tâm thay thếcác trụ điện gỗ bằng cột bê tông vì hiện nay các trụ này đã xuống cấp có thểgây nguy hiểm cho người dân.

Trả lời:Hiện nay một số hộ dân thuộc thị trấn Kiến Đức, huyệnĐăk R’Lấp do ở xa đường dây hạ áp, không đảm bảo về mặt kỹ thuật, an toàn vậnhành nên ngành điện bán điện cho các hộ dân khu vực này thông qua công tơ tổng,các hộ dân tự lắp đặt công tơ và kéo đường dây nhánh rẽ vào nhà, vì vậy có thêmtổn thất điện năng trên đường dây và sự sai lệch chỉ số công tơ của các hộ dântự kéo vào nhà do không được kiểm định nên dẫn đến giá điện cao hơn so với giámà các hộ dân mua điện trực tiếp của ngành điện ở các nơi khác. Để các hộ dânkhu vực này được mua điện trực tiếp của ngành điện với giá phù hợp với quyđịnh, cần phải đầu tư, mở rộng lưới điện hạ áp đảm bảo các điều kiện về kỹthuật và ngành điện sẽ bán lẻ trực tiếp đến các hộ sử dụng điện. Theo báo cáocủa Công ty Điện lực Đăk Nông, hiện nay đang đầu tư xây dựng mở rộng lưới điệnhạ áp thay thế các trụ điện bằng gỗ tại tổ dân phố 6 và tổ dân phố 7 thị trấnKiến Đức, huyện Đăk R’Lấp.

1.4. Cử tri thôn E29 xã Đăk Môl, (ĐắkSong): Hiện nay, đường điện thôn E29 thường xuyên bị sét đánh gây nguyhiểm cho người dân và làm hư hỏng các thiết bị điện, đề nghị ngành điện kiểmtra lại hệ thống đường điện trên để đảm bảo an toàn cho người dân.

Trả lời: Đường dây điện cấp điện thôn E29 được đầu tư từ dự án cấpđiện 37 thôn buôn tỉnh Đăk Nông thuộc dự án năng lượng nông thôn giai đoạn 1,đợt 3; việc lắp đặt hệ thống tiếp địa đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên hiện naytỉnh Đăk Nông đang vào mùa mưa, mật độ giông sét cao, thường gây nên sự cố lướiđiện trong khu vực. Việc kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ yêu cầu Công tyĐiện lực Đăk Nông kiểm tra và có giải pháp khắc phục, nhằm đảm bảo an toàn vậnhành đường dây trong thời gian tới.

1.5. Cử tri xã Đăk Môl, (Đắk Song):Hiện nay, thời gian cắt điện không hợp lý, đề nghị ngành điện thay đổi thờigian cắt điện cho phù hợp với sinh hoạt của người dân.

Trả lời: Thời gian qua, do ảnh hưởng thời tiết hạn hán kèo dài nêntình hình thiếu điện chung trên cả nước, việc tiết giảm phụ tải là yêu cầuchung của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, do đó việc cắt điện trênđịa bàn tỉnh Đăk Nông trong điều kiện chung của cả nước là không thể tránhkhỏi. Hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam đã có thông báo hạn chế việctiết giảm phụ tải nên trong thời gian tới sẽ hạn chế việc cắt điện trên địa bàntỉnh Đăk Nông. UBND tỉnh sẽ yêu cầu Công ty Điện lực Đăk Nông phân bổ thời giancắt điện phù hợp, hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

1.6. Cử tri xã Đức Minh, (Đắk Mil) vàxã Trường Xuân, (Đắk Song): Hiện nay, việc tính giá điện bất hợp lý,thái độ của nhân viên thu tiền điện không tốt, đề nghị ngành điện xem xét lạicách tính giá điện, đồng thời kiểm tra và có biện pháp xử lý đối với các nhânviên thu tiền điện có thái độ như trên.

Trả lời: Việc thực hiện giá bán điện, hiện nay Hợp tác xã kinh doanhdịch vụ điện Đức Minh (cung cấp điện khu vực xã Đức Minh) và Công ty Điện lựcĐăk Nông (cung cấp điện khu vực xã Trường Xuân) thực hiện theo quy định tạiThông tư số 08/2010/TT-BCT quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn thựchiện. Việckiến nghị của cử tri chưa cụthể đối với trường hợp nào, do vậy Sở Công thương chưa có cơ sở trả lời cụ thể.Đề nghị cử tri có ý kiến cụ thể và gửi trực tiếp về Sở Công thương để xem xétvà kiểm tra thực tế, trường hợp bên bán điện thực hiện không đúng giá theo quyđịnh và thái độ của nhân viên thu tiền điện không tốt đối với người dân, UBNDtỉnh sẽ có biện pháp yêu cầu bên bán điện thực hiện theo đúng quy định về giábán điện, đồng thời yêu cầu bên bán điện chấn chỉnh thái độ của nhân viên thutiền điện đối với người dân.

1.7. Cử tri Đổ Văn Cường, thôn 1A xãQuảng Sơn (Đắk Glong):Các ngành chức năng rà soát lại các công trìnhthủy điện trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt vì tính hiệu quả mang lại khôngcao, diện tích đất rừng bị phá và đất dân canh tác bị thu hồi quá lớn, tranhchấp khiếu kiện nhiều, tác động môi trường mạnh, ngăn cản dòng chảy quá lớn làmảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Trả lời: Việc rà soát các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh, Tỉnhủy, UBND tỉnh và Bộ Công thương đã chỉ đạo Sở Công thương khẩn trương thực hiệnviệc rà soát và sẽ sớm có báo cáo trong thời gian tới.

2. Về đất đai

2.1. UBND xã Đắk Búk So, (Tuy Đức):Ngày 24/7/2009 UBND xã có Tờ trình số 15/TTr-UBND về việc xin đất để xây dựngnhà văn hoá, hội trường thôn, trường mẫu giáo thôn Tuy Đức tại Tiểu khu 762(nay tiểu khu 1457-1460 theo trình tự quy hoạch của Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn) đã được UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho đồn BP767 thuộc Bộ Chỉ huybiên phòng Đắk Lắk (nay Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Nông) nhưng chưađược giải quyết. Đề nghị xem xét cho thu hồi diện tích đất trên tại tiểu khu762 để giao về địa phương quản lý và cấp cho thôn Tuy Đức, xã Đắk Buk So để xâydựng trường mẫu giáo, hội trường, nhà văn hoá, đảm bảo sinh hoạt cho nhân dântrong thôn.

Trả lời:Ngày 29/5/2009 BộChỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Đăk Nông có công văn số 612 có ý kiến đồng ý,tuy nhiên qua kiểm tra vị trí, diện tích dự kiến xây dựng nhà văn hóa, hộitrường, trường mẫu giáo thôn Tuy Đức nằm hoàn toàn trong tầm xạ giới (tầm bắncó hiệu quả) của cụm lô cốt điểm cao 940, ảnh hưởng đến nhiệm vụ tác chiếnphòng thủ. Do vậy phải khảo sát vị trí khác.

Uỷ bannhân dân xã phối hợp với đồn BP 767 để thống nhất về vị trí và diện tích đấtgiao về cho địa phương thì lãnh đạo đồn biên phòng 767 không đồng ý thỏa thuậnvị trí nên không triển khai thực hiện các bước tiếp theo được. Hiện nay, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan,phối hợp với UBND xã Đăk Buk So và ban tự quản thôn Tuy Đức để khảo sát vị tríkhác phù hợp với điều kiện sinh hoạt của nhân dân thôn Tuy Đức.

2.2. Cử tri Lê Ngọc Quyết và Bùi Thị Thuýthôn Đăk Snao, xã Quảng Sơn: Các hộ di dân vào vùng dự án định canh,định cư thuộc Công ty 53 đã được cấp đất ở nhưng vẫn còn một số hộ chưa đượccấp và cấp chưa đủ đất sản xuất, đề nghị cấp đủ diện tích cho các hộ còn lại đểổn định cuộc sống.

Trả lời: Việc đưa dân vào vùng dự án của Công ty 53 là chủ trươngđúng đắn, nhằm tạo điều kiện cho cáchộdân tự do nằm ngoài vùng dự án có nơi sinh sống ổn định. Việc cấp đất chưa đủdiện tích cho người dân là do bước đầu chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất kịpthời. Trong thời gian tới, các hộ gia đình thiếu đất sẽ được rà soát và có kếhoạch cấp đủ cho người dân sản xuất.

2.3. Cử tri K’Lun, thôn 2, xã QuảngSơn: Đề nghị giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất giữa Công ty ĐỉnhNghệ với người dân tại tiểu khu 1658, 1659 và bóc tách những diện tích dân đãcanh tác (nằm trong diện tích đã giao cho Công ty Đỉnh Nghệ) trả lại cho dânsản xuất, đồng thời tạo quỹ đất để bố trí đường vào tiểu khu 1658 để cho dân đilại sản xuất.

Trả lời: Theo Quyết định số 938/QĐ-UBND ngày 19/6/2009 của UBND tỉnhĐăk Nông V/v cho Công ty TNHH Thương mại Đỉnh Nghệ thuê 172,7 ha đất sử dụng đểthực hiện Dự án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp. Vị trí khu đất mà Công ty ĐỉnhNghệ được thuê thuộc các khoảnh 8, 9 của Tiểu khu 1658 và khoảnh 9 của Tiểu khu1659 xã Quảng Sơn. Như vậy về mặt pháp lý Công ty TNHH Đỉnh Nghệ có quyền sửdụng đất hợp pháp tại khu vực đã được giao.

Căn cứ điều 37 Luật đất đai thì đấtthuộc Công ty TNHH Đỉnh Nghệ thuê là của UBND tỉnh Quyết định cho thuê. Vì vậy,để giải quyết dứt điểm trường hợp này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành phối hợpvới chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm các kiến nghị của người dân.

3. Về Tài nguyên và môi trường

Cử tri xã Đắk Môl, (Đắk Song): Hiện nay, rác thải của chợ tự phátgiáp ranh địa bàn xã Đắk Hoà và Đắk Mol đều đổ xuống hệ thống kênh mương N1 củaxã Đắk Mol gây ô nhiễm môi trường, làm tắc hệ thống kênh mương, đề nghị tiếnhành giải toả chợ tự phát trên để tránh gây ô nhiễm môi trường và hạn chế tainạn giao thông và đưa các hộ dân vào chợ liên xã nhằm sử dụng có hiệu quả nguồnvốn của nhà nước.

Trả lời: Trong thời gian qua công tác quản lý môi trường đã từngbước được quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên thực trạng gây ô nhiễm môi trườngxung quanh khu vực chợ vẫn còn xảy ra do chưa chấp hành tốt quy định về bảo vệmôi trường và xử lý chất thải. UBND huyện đã chỉ đạo cương quyết xoá bỏ chợ tựphát, lều quán buôn bán lề đường gây ô nhiễm môi trường; chỉ đạo các ngành chứcnăng của huyện phối hợp với UBND xã Đăk Hoà hoàn tất các thủ tục vi phạm hànhchính để cưỡng chế giải toả đối với các hộ buôn bán vi phạm trong khu vực chợ.

4. Chính sách, xã hội

Cử tri Nguyễn Quốc Phòng, tổ dân phố 9, thị trấn Kiến Đức, (ĐắkR’lấp): Trong số cựu chiến binh, cựu Thanh niên xung phong, người có công vớicách mạng trên địa bàn thị trấn hiện nay một số không được cấp bảo hiểm y tế đểkhám chữa bệnh (có trường hợp được cấp từnăm 1993 đến 1999 thì cắt cho tới nay).

Trả lời: Việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng là Cựu chiến binh, Cựuthanh niên xung phong, người có công với cách mạng phải theo đúng quy trình đãđược quy định. Hồ sơ phải được UBND cấp xã xác minh, xác nhận và báo cáo vềUBND huyện, cấp huyện xem xét, thẩm định, tổng hợp báo cáo Sở Lao động, Thươngbinh và Xã hội xem xét lần cuối sau đó mới trình UBND tỉnh ra quyết định vì vậyviệc cấp thẻ bảo hiểm có thể chậm trễ, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp làm kịpthời, nhanh chóng hơn cho cáccử tri.

Theo báo cáo hiện nay không có hồ sơcấp thẻ BHYT còn tồn đọng tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, nếu chưa đượccấp thì do chưa hoàn thành theo thủ tục đúng quy định.

5. Tín dụng, ngân hàng.

5.1. Cử tri xã Trường Xuân và xã ĐăkMôl (Đắk Song): Ngânhàng tạo điều kiện cho nhân dân được vay vốn nhiều hơn để phục vụ sản xuất, vìhiện nay vốn vay còn hạn chế, không đủ nhu cầu đầu tư sản xuất.

Trả lời: Đến thời điểm 30/06/2010 tổng dư nợ cho vay tại địa bàn 02xã Trường Xuân và Đăk Mol là 43.268 triệu đồng, với số khách hàng là 905 người,chủ yếu là cho vay nông nghiệp nông thôn. Bình quân dư nợ/01 khách hàng vay là48 triệu đồng,tỷ lệ nợ xấu 5,5%/ tổngdư nợ. Từ những số liệu trên, nếu so sánh với của các địa bàn khác tại huyệnĐăk Song chúng tôi nhận thấy rằng:

- Việc đầu tư vốn tín dụng cho địabàn 02 xã trên là thỏa đáng so với các địa bàn khác tại huyện Đăk Song.

- Tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với mứcbình quân chung của toàn tỉnh.

- Mức dư nợ cho vay bình quân là 48triệu đồng/01 món vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã là cao hơn sovới mức bình quân chung của toàn tỉnh.

- Mức cho vay của từng khách hàng còn tuỳthuộc vào nhiều yếu tố (quy mô của dự án,phương án sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ, tài sản thế chấp của khách hàng…)NHNo không thể cho vay ngoài khả năng về nguồn vốn huy động và chỉ có thể đápứng nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của người dân khi có đầy đủ điều kiệnvay vốn.

- Đây là 02 xã có tỷ lệ hộ nghèotương đối cao, nhiều khách hàng sẽ thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng CSXH.

- Có thể đây chỉ là ý kiến của mộtcá nhân, không phải là ý kiến phản ánh chung về tình hình đầu tư vốn vay tạiđịa bàn Đăk Nông.

5.2. Cử tri xã Đăk Búk So, (Tuy Đức):NHNo&PTNT tạo điều kiện cho nhân dân trong xã được tham gia dự án trồng caosu tiểu điền triển khai năm 2009 (theo Quyết định số 2287/QĐ-UB ngày 08/10/2008của UBND tỉnh Đăk Lăk) được vay thêm vốn để kéo dài thời gian chăm sóc vườn câychuẩn bị khai thác và cho giảm lãi suất để nhân dân có lãi trong kinh doanh.

Trả lời: Đầu tư dự án cao su tiểu điền được NHNo&PTNT Đăk Nôngthực hiện từ năm 1998 và đã kết thúc vào năm 2009. Với tổng dư nợ được đầu tưtrên toàn tỉnh là 71.867 triệu đồng, trong đó huyện Đăk RLấp (cũ) là 31.765triệu đồng và tại địa bàn xã Đăk Buk So là 4.241 triệu đồng. Qua kiểm tra củaNHNo Đăk Nông và Ban Quản lý Dự án đã xác định tại địa bàn xã Đăk Buk So rấtnhiều nơi không thích ứng với việc đầu tư trồng cây cao su do điều kiện về thổnhưỡng, khí hậu, hàm lượng bôxít cao, độ cao so với mực nước biển… dẫn đến đầutư vào cây cao su không hiệu quả, gây thất thoát vốn của Ngân hàng.

- Đối với những diện tích mà cây caosu không phát triển được NHNo Đăk Nông đã chuyển đổi đầu tư sang các loại câytrồng khác có hiệu quả hơn, riêng đối với những diện tích thích hợp với cây caosu chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện giải ngân bình thường theo tiến độ dự án.

- Vấn đề về lãi suất cho vay theo dựán: hiện vẫn áp dụng là 0,81%/tháng. Đâylà mức lãi cho vay thấp nhất, ưu đài nhất của NHNo&PTNT Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam.

6. Về Đầu tư phát triển.

Cử tri xã Đắk Môl, (Đắk Song): Đề nghị hỗ trợ kinh phí để Công tyLâm nghiệp Đắk Môl sớm chuyển trụ sở của công ty về chỗ quy hoạch mới để bàngiao mặt bằng trụ sở của công ty cho xã.

Trả lời: Dự án Trụ sở làm việc và hạ tầng kỹ thuật Công ty Lâmnghiệp Đắk Mol đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuậtvới tổng mức đầu tư là 2.361 triệu đồng. Hiện tại, nguồn vốn ngân sách tỉnh đãgiao hết cho các dự án. UBND tỉnh sẽ xem xét và cho thi công trước cùng với cáccông trình của tỉnh vào khoảng tháng 10/2010khi biết được khả năng nguồn vốn năm 2011.

7. Về Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn

7.1. Cử tri thôn 3 và thôn Nam Tiến, xã Buôn Choáh, (Krông Nô): Đề nghịhỗ trợ thêm một trạm bơm cho thôn 3 do hệ thống các kênh dẫn nước quá dài nêncác hộ dân ở cuối kênh không có nước tưới. Đồng thời tăng thêm 01 trạm bơm chothôn Nam Tiến, hiện nay lượng nước chỉ đáp ứng 40 ha trong khi diện tích tạikhu vực này gần 80 ha.

Trả lời:Hệ thống trạm bơm Buôn Choah do UBND huyện KrôngNô làm chủ đầu tư được xây dựng bằng nguồn vốn JIBIC và vốn đối ứng của tỉnh.Hiện tại huyện đang giao cho HTX dùng nước Buôn Choah quản lý, khai thác. Đểđược bổ sung, mở rộng như ý kiến cử tri kiến nghị, đề nghị UBND xã Buôn Choahcó ý kiến đề xuất với UBND huyện Krông Nô bằng văn bản. Trên cơ sở đó, UBNDhuyện Krông Nô trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Nôngnghiệp & PTNT phối hợp với UBND huyện Krông Nô, UBND xã Buôn Choah khảo sátthực địa và đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư nếu kiến nghị của cử tri làhợp lý.

7.2. Cử trixã Đăk Môl, (Đắk Song):Hiện nay trên địa bàn xã có một số doanh nghiệp bán phân bónvà thuốc trừ sâu giả làm thiệt hại cho người dân. Đề nghị kiểm tra, xử lýnghiêm đối với các doanh nghiệp buôn bán phân bón và thuốc trừ sâu giả và bồithường thiệt hại cho người dân.

Trả lời:Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông chỉ đạoSở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở CôngThương (Chi cục Quản lý thị trường), Công an tỉnh, và UBND các huyện, thị xã tổchức các đợt thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệptrên địa bàn và đã xử phạt hàng chục cơ sở không đủ điều kiện sản xuất, kinhdoanh, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Để kiểm tra chất lượng thuốcBVTV lưu thông tại tỉnh Đăk Nông ngày 21/8/2010 Đoàn thanh tra Cục BVTV đã tiếnhành lấy 11 mẫu thuốc BVTV tại Đại lý thuốc BVTV Trùng Dương, Thôn 9 xã ĐứcMạnh, Đăk Mil, Đăk Nông để kiểm tra chất lượng; kết quả cho thấy các mẫu trênđều đạt chất lượng. Hiện tại Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo Chi cục BVTVtiến hành thanh, kiểm tra việc chấp hànhpháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, phân bón, giống cây trồng trên địa bàntỉnh ĐăkNông, dự kiến kết thúc vào ngày 05/8/2010. Trong thời gian thanh, kiểmtra vừa qua Đoàn thanh, kiểm tra chưa phát hiện thuốc BVTV giả lưu thông trêncác địa phương đã thanh, kiểm tra. Đối với phân bón Chi cục BVTV chưa có ngườiđược chỉ định lấy mẫu để phân tích nên chất lượng phân bón Chi cục BVTV lấythông tin ở các cơ quan liên quan như: Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quảnlý thị trường. Hiện nay, chưa phát hiện thấy phân bón giả lưu thông trên địabàn tỉnh.

Mặtkhác, trong quá trình kiểm tra, xác minh những phản ánh của bà con nông dân vềviệc phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến vườn cây gặpnhiều khó khăn, bởi vì việc bón phân, phun thuốc đã xảy ra quá lâu nên vườn câycủa người dân đã được chăm sóc và đã được phục hồi không còn nguyên hiện trạngnhư lúc mới bón phân nữa. Đồng thời số lượng phân bón, thuốc BVTV của các hộnông dân để lại làm đối chứng không còn nguyên vẹn, đã bị rách nát nên khôngthể tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng theo tiêu chuẩn (TCVN) được. Vì vậy không đủ cơ sở để xác minhnguyên nhân dẫn đến vườn cây của các hộ dân bị thiệt hại là do nguyên nhân nào.

Để ngăn ngừa việc phân bón giả,thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng lưu thông trên địa bàn tỉnh, gâythiệt hại lớn cho nền sản xuất nông nghiệp tại địa phương. UBND tỉnh đã chỉ đạoSở Nông nghiệp & PTNT đã, đang và sẽ triển khai các nội dung như:

- Thường xuyên chỉ đạo Trung tâmKhuyến nông - Khuyến ngư và Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo và nhân rộng cácchương trình như “ba giảm, ba tăng”; chương trình quản lý dịch hại đồng ruộng(IPM); ICM… và các mô hình cây trồng, mô hình canh tác đã qua thử nghiệm tạiđịa phương đạt năng suất và chất lượng cao với nguồn giống cây trồng phân bóncủa các cơ sở đảm bảo uy tín và chất lượng tốt.

- Khuyến cáo bà con nông dân hạn chếsử dụng các loại phân khoáng NPK, mà nên chuyển dần sang sử dụng các loại phânđơn như: Urea, SA, Kali, Supe lân để bón cho từng loại cây trồng theo tỷ lệ quyđịnh. Đồng thời tận dụng các loại phân chuồng truyền thống để bón cho cây trồngnhằm giảm chi phí đầu tư, bảo vệ môi trường và hạn chế được việc mua nhầm phânbón giã, phân bón kém chất lượng đang trôi nổi trên thị trường.

- Không ngừng phối hợp với Sở Khoahoc và Công nghệ, Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường và UBND các huyện,thị xã tổ chức các đợt thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tưnông nghiệp trên địa bàn để phát hiện, ngăn chặn và đề xuất xử lý các trườnghợp sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hạn chế thiệt hạicho nông dân.

7.3. Cử tri H’Rơ - bon Rông, xã ĐắkMôl, (Đắk Song):Trước đây bà con trong Bon có khai phá 16 ha đất Lâm nghiệp tại khu vực Đắk Mâmcủa Lâm trường Đắk Mol và bị thu hồi lại. Tuy nhiên, hiện nay có một số hộ dân đangsản xuất tại khu vực trên, đề nghị các cơ chức năng kiểm tra, xử lý kịp thời.

Trả lời: Năm 2004, có 10 hộ dân thuộc thôn Đăk Sắc - xã Đăk Mil đếnkhoảnh 1 tiểu khu 1098 (người dân địa phương gọi là khu vực Dốc Võng) Lâmtrường Đăk Môl cũ (nay là Công ty lâm nghiệp Đăk Mol) phá rừng để làm nương rẫy(trồng màu) nhưng Lâm trường không bắt được quả tang. Để quản lý diện tích đấtrừng bị phá trái phép trên diện tích quản lý, năm 2007 Công ty LN Đăk Mol lậpkế hoạch trồng rừng trên diện tích bị phá trái phép là 71,62 ha, trong đó có17,41 ha do 10 hộ dân phá rừng trái phép (trồng cây Keo). Hồ sơ trồng rừng đượcChi cục lâm nghiệp thẩm định, Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt (khi lập kếhoạch trồng rừng thì diện tích 17,41 ha vẫn bỏ hoang).

Ngày 10/9/2007 ông Y S’rứ, Y Chanhđại diện cho 10 hộ đồng bào khiếu nại việc thu hồi 17,41 ha để trồng Keo. Đếnngày 16/10/2007 Sở Tài nguyên - Môi trường đã làm việc với Công ty lâm nghiệpĐăk Môl, UBND xã Đăk Hòa, UBND xã Đăk Môl và các hộ dân khiếu nại kết quả làmviệc thống nhất như sau: Việc phá rừng làm rẫy của 10 hộ dân là vi phạm phápluật, nếu các hộ dân thực sự thiếu đất sản xuất thì xác nhận tại xã nơi cư trúCông ty sẽ ký hợp đồng liên doanh, liên kết trồng rừng cho Công ty.

Tuy nhiên, theo phản ảnh của ôngPhạm Đình Dũng - Giám đốc Công ty lâm nghiệp Đăk Môl thì các hộ dân trên khôngđến Công ty để ký hợp đồng liên kết. Do vậy, ngày 20/5/2008 Công ty đã ký hợpđồng liên kết trồng rừng với 02 hộ dân làhộ gia đình ông Lương Quang Khôi (thôn Đăk Xuân - xã Nam Xuân - HuyệnKrông Nô) với diện tích là 10 ha và hộ gia đình ông Lê Anh Tuấn (thôn Tân Lập -xã Nam Nung - huyện Krông Nô) với diện tích là: 8,46 ha.

Theo nội dung Hợp đồng, Công ty đầutư cây giống: 2.750 cây/ha trị giá 2.760.000 đồng/ha, Công ty sẽ bao tiêu sảnphẩm và lợi nhuận của người lao động được hưởng là 80% và Công ty là 20%.

Theo báo cáo của ông Dũng - Giám đốcCông ty lâm nghiệp Đăk Môl thì diện tích của 02 hộ trồng rừng liên kết nêutrên, tỷ lệ cây sống đạt rất thấp, Công ty đang có văn bản yêu cầu các hộ phảithực hiện đúng hợp đồng nếu không sẽ thu hồi lại đất.

7.4. Cử tri xã Trường Xuân, (ĐắkSong): Hiệnnay, tình trạng phá rừng trên địa bàn xã diễn ra ngày càng phức tạp, đề nghị cóbiện pháp quản lý, bảo vệ rừng, xử lý trách nhiệm đối với các chủ rừng, đồngthời giao đất, giao rừng cho người dân trên địa bàn xã quản lý và bảo vệ.

Trả lời: -Về tình hình phá rừng trái phép:

+ Trong thời gian qua,tình hình phá rừng trên địa bàn tỉnh nói chung, xã Trường Xuân nói riêng đangdiễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Trước tình trạng trên,Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng tăngcường công tác bảo vệ rừng, điều tra xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đếnrừng.

+ Ngoài ra, trên địabàn xã Trường Xuân tình hình chống người thi hành công vụ cũng rất căng thẳng,gây mất an ninh nông thôn, chỉ tính từ đầu năm 2010 đến nay đã xảy ra 03 vụchống người thi hành công vụ ( vụ đập phá trạm cửa rừng của Công ty lâm nghiệpTrường Xuân, dùng dao chém cán bộ QLBVR, chống trả Công an huyện Đăk Song).Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ.

+ Trước tình hình phárừng trái phép, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc kiểm điểm tráchnhiệm đối với việc để xảy ra phá rừng. Sở Nông nghiệp & PTNT đã tiến hànhkiểm điểm trách nhiệm đối với giám đốc Công ty LN Trường Xuân, UBND huyện ĐăkSong đã tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với chủ tịch UBND xã Trường Xuân.Qua đó trách nhiệm của Giám đốc Công ty và chủ tịch UBND xã đã có những chuyểnbiến tích cực.

- Đối với công tác giao rừng, chothuê rừng:

+ Hiện nay, Đề án giao rừng, chothuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2008-2011 đã được UBND tỉnh phêduyệt tại Quyết định số 1941/UBND ngày 10/12/2009. Hiện nay, Chicục Kiểm lâm đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã phối hợp với các cơ quanliên quan của huyện tiến hành rà soát lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiệndo UBND xã quản lý làm cơ sở xây Đề án giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện, thịxã để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

+ Trước mắt, UBND huyện, thị xã tiếp tục thực hiện tạm giao rừng cho cánhân, hộ gia đình, cộng đồng theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Đăk Nông tại Côngvăn số 607/UBND-NL ngày 26/3/2009.

7.5. Cử tri Y Beo, thôn 1B, xã Quảng Sơn,(Đắk Glong) và Cử tri xã Đắk Môl, (Đắk Song): kiểm tra lại hiệu quả dựán nước sạch thuộc Chương trình 134 vì hiện nay đa số giếng không hoạt động được,ô nhiễm và không có tổ tự quản để hư hỏng làm thất thoát kinh phí của nhà nước.Đồng thời, tiếp tục cho khảo sát để đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch ở cácthôn chưa được đầu tư.

Trả lời:Năm 2009, UBNDtỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT giao Chi cục Thủy lợi và Trung tâmnước Sinh hoạt & VSMTNT tiến hành khảo sát, đánh giá lại hiệu quả của toànbộ các công trình cấp nước tập trung nông thôn. UBND tỉnh đã tổ chức họp đểnghe báo cáo kết quả đánh giá và tìm giải pháp khắc phục các công trình bị hưhỏng, xuống cấp. Tại cuộc họp này, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho UBND cáchuyện, thị xã tiến hành khảo sát, đánh giá lại các công trình và lập kế hoạchsắp xếp thứ tự ưu tiên để ghi vốn nâng cấp sửa chữa; Đồng thời chỉ đạo UBND cácxã, phường xây dựng các tổ chức để giám sát việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa vàquản lý, khai thác các công trình cấp nước nông thôn tập trung. Sở Nôngnghiệp & PTNT đề nghị UBND huyện Đăk Glong, Đăk Song có kế hoạch đầu tư sửachữa các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn; Đồng thời chỉ đạo UBND cácxã xây dựng các tổ chức để quản lý, khai thác các công trình cấp nước tập trungcó hiệu quả.

7.6. Cử tri Lê Ngọc Quyết, thôn Đắk Snao xã QuảngSơn: Dự án định canh tại Công ty 53 một số nơi bố trí đất quá dốc khôngcó nước tưới, đề nghị cho xây dựng hồ thuỷ lợi để phục vụ tưới tiêu.

Trả lời: Để tạo điều kiện chongười dân sản xuất ổn định, UBND huyện đang tiếp tục khảo sát để đầu tư xâydựng các công trình thuỷ lợi phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho nông dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của UBND tỉnh trước kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO