Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 144 Hội đồng FAO

12/06/2012 15:32

Ngày 11/6, Phiên họp lần thứ 144 của Hội đồng Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã chính thức khai mạc tại trụ sở chính của FAO ở thủ đô Rome, Italy...

ADQuảng cáo

Ngày 11/6, Phiên họp lần thứ 144 củaHội đồng Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã chính thức khai mạc tại trụsở chính của FAO ở thủ đô Rome, Italy.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo


Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu tạiPhiên họp hội đồng FAO (Ảnh: Ngự Bình/Vietnam+)

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam Cao Đức Phát đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên họp đểbáo cáo về những kết quả đạt được của Hội nghị FAO khu vực châu Á - Thái BìnhDương lần thứ 31 (APRC 31) tổ chức tại Hà Nội từ ngày 12 - 16/3.


Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết Hội nghị APRC 31đã thu thút được sự tham dự của trên 300 đại biểu, trong đó có 19 Bộ trưởng và8 Thứ trưởng đại diện cho 39 đoàn đại biểu các nước thành viên của FAO trongkhu vực và 34 đoàn đại biểu với tư cách là quan sát viên.


Với chủ đề là “An ninh lương thực và giảm đói nghèo ở nông thôn”, APRC 31 đãtrao đổi, thảo luận và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa an ninhlương thực và giúp người dân nông thôn giảm nghèo đói.


Hội nghị nhất trí rằng sự nhận thức về dinh dưỡng và giáo dục cần phải đẩy mạnhhơn nữa trong khi triển khai các chương trình hỗ trợ ngắn hạn và chiến lược dàihạn nhằm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là cho người nghèo, những hộnông dân nhỏ lẻ, không có đất sản xuất; khuyến khích các quốc gia thành viênban hành những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa cơ cấucây trồng và sản xuất nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi, thủy sản, phát triểnnông thôn tổng hợp và xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao vai trò của hộinông dân và hợp tác xã.


APRC 31 cũng nhất trí với sáng kiến của Tổng giám đốc FAO về “Quá trình tư duychiến lược”, nhằm đảm bảo các vấn đề ưu tiên ở cấp quốc gia cũng là những vấnđề cần phải được xem xét đến ở cấp khu vực và toàn cầu để ứng phó một cách hiệuquả với những thách thức.


Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đề xuất 5 vấn đề ưu tiên của khu vực đó làtăng cường an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng; đẩy mạnh sản xuất nôngnghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường sử dụng và quản lý hiệu quả và bềnvững tài nguyên thiên nhiên; nâng cao năng lực để sẵn sàng ứng phó với các thảmhọa trong nông nghiệp và lương thực; ứng phó với tác động của biến đổi khí hậutrong nông nghiệp và an ninh lương thực và dinh dưỡng.


Hợp tác <_st13a_country-region w:st="on">Nam - <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam trong khuvực và trên phạm vi toàn cầu đã được Tổng giám đốc FAO đặc biệt nhấn mạnh tạiHội nghị APRC 31. Đây là một trong những phương thức hợp tác có hiệu quả vàđược cộng đồng quốc tế đánh giá cao.


Bộ trưởng Cao Đức Phát còn cho hay APRC 31 đã tái khẳng định sự phù hợp củaKhung Ưu tiên Khu vực cho châu Á - Thái Bình Dương và các trọng tâm công việc củaFAO hiện nay ở khu vực này; nhấn mạnh việc FAO cần phải phân bổ và gia tăng cácnguồn tài chính cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương để có đủ khả năng đối phóvới những thách thức liên quan đến việc đảm bảo an ninh lương thực cho gần haiphần ba số người còn bị đói trên thế giới hiện đang sinh sống trong khu vực;nêu bật những thách thức mới đang nổi lên do các tác động bất lợi của biến đổikhí hậu và các thảm họa thiên nhiên, đồng thời đề nghị FAO hỗ trợ đối phó vớinhững thách thức này.


APRC 31 cũng đã nhất trí đề xuất Hội nghị FAO khu vực Châu Á – Thái Bình Dươnglần thứ 32 sẽ được tổ chức tại Mông Cổ vào năm 2014.


Bên lề Phiên họp lần này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng gặp gỡ một số quan chứccủa FAO để đề nghị FAO xem xét điều chỉnh dự án “Hỗ trợ khẩn cấp để kiểm soátsự lây lan của dịch bệnh tôm chưa biết tác nhân gây bệnh” trị giá 500 nghìnUSD.


Đây là nguồn kinh phí do FAO tài trợ, chủ yếu được dùng để tuyển chuyên gia tưvấn quốc tế và trong nước; hỗ trợ mua con giống mới cho các hộ nuôi tôm bị thấtbại do dịch bệnh, mua các trang thiết bị và hoạt động thí nghiệm để tìm kiếmnguyên nhân gây ra dịch bệnh hiện nay; hỗ trợ giúp cải thiện an toàn sinh họctrong nuôi tôm, hoàn thiện các hướng dẫn chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh khẩncấp, phát triển chiến lược quản lý dịch bệnh trong lĩnh vực thủy sản cho cáchoạt động tiếp theo.


Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên tôm tại Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam xảy ra khá nghiêm trọng, bệnhlây lan nhanh, trong khi tác nhân lây nhiễm hiện vẫn chưa được xác định.


Do đó, Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nammuốn đề nghị FAO điều chỉnh dự án phù hợp với tình hình dịch bệnh cấp bách hiệnnay nhằm sử dụng nguồn kinh phí trong năm 2012, tập trung chủ yếu vào việc chẩnđoán, xác định được tác nhân gây ra dịch bệnh nguy hiểm trên tôm hiện nay.


Ngoài ra, Việt Nam cũng mong muốn FAO hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chuyên giaViệt Nam sang làm việc cho FAO theo đề nghị của Tổng giám đốc FAO tại Hội nghịAPRC 31.


Trong thời gian tới, Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Namdự kiến sẽ cử các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, thủysản, phát triển nông thôn sang làm việc tại FAO.

V.D (Theo

TTXVN)

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 144 Hội đồng FAO
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO