Trước và sau Tết không xảy ra thiếu hàng sốt giá

14/02/2013 21:54

Ngày 14/2 (tức Mùng 5 Tết), Bộ Tài chính đánh giá: giá cả thị trường Tết Nguyên đán Qúy Tỵ 2013 nguồn cung hàng hóa dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về bao bì, đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân...

ADQuảng cáo

Ngày 14/2 (tức Mùng 5 Tết), Bộ Tàichính đánh giá: giá cả thị trường Tết Nguyên đán Qúy Tỵ 2013 nguồn cung hànghóa dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về bao bì, đủ đáp ứngnhu cầu mua sắm Tết của nhân dân.


Khách chọn mua hàng Tết tại siêu thịCoopMart Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Giá cả thị trường trong cả nước cơbản ổn định, tuy có tăng nhẹ vào những ngày 28, 29 và mùng 3,4 Âm lịch theo quyluật Tết hàng năm, nhưng không xảy ra hiện tượng thiếu hàng gây sốt giá.


Sức mua tăng thấp


Theo Bộ Tài chính, sức mua trên thị trường trước Tết có tăng hơn so với ngàythường, nhưng mức tăng không cao (tương đương sức mua Tết Nhâm Thìn 2012 hoặcthấp hơn chút ít). Bộ Tài chính cho rằng nguyên nhân do kinh tế năm 2012 gặpkhó khăn, tiền lương, tiền thưởng cuối năm giảm, người tiêu dùng thắt chặt chitiêu... Sức mua chỉ tập trung trong thời gian 4-5 ngày trước Tết (từ 25-26 ÂmLịch đến 29 Âm Lịch); sau Tết hàng hóa cung ứng ra thị trường vẫn lớn.


Khối lượng hàng hóa đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hình thức đẹp,khá hấp dẫn người tiêu dùng. Hàng sản xuất trong nước tiếp tục chiếm lĩnh đượcthị trường, chinh phục niềm tin của người tiêu dùng bằng chất lượng và mẫu mã,kiểu dáng bao bì; hàng hóa nhập khẩu phục vụ Tết giảm mạnh.


Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi phân phối hàng hóa ngày cànglớn mạnh, thu hút đông đảo khách hàng, cạnh tranh với chợ truyền thống trên cácmặt: mẫu mã hàng hóa phong phú đa dạng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm,nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng, thái độ phục vụ văn minh lịch sự… Đặc biệtlà giá cả hàng hóa trong siêu thị ổn định, là đối trọng giữ giá chợ truyềnthống không tăng.


Các hàng hóa thiết yếu cho đời sống như điện, nước sạch sinh hoạt, xăng dầu,tiền mặt trong máy ATM… được các ngành chủ quản chỉ đạo cung cấp đầy đủ, ổnđịnh trước, trong và sau Tết. Nhìn chung giá cả thị trường trong dịp Tết chỉtăng nhẹ, không có những cơn sốt đột biến về giá xảy ra.


Tiếp đến những ngày cận Tết, giá cả thị trường về tổng thể có nhích tăng nhẹ,nhưng giữa các nhóm hàng, mặt hàng có những biến động trái chiều nhau: một sốloại hàng hóa, dịch vụ cơ bản do Nhà nước còn điều tiết giá được giữ ổn định(điện, xăng dầu, than cho sản xuất điện, các mặt hàng được trợ cước, trợ giá,…). Nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá cơbản bình ổn và thấp hơn giá thị trường khoảng 5-15%.

ADQuảng cáo


Giá nhóm hàng lương thực (gạo lẻ ngon, gạo nếp) ổn định; giá nhóm hàng thựcphẩm tăng nhẹ, trong đó rau xanh tại các tỉnh phía Bắc tăng (ngày 23, 24 Âmlịch) do thời tiết rét đậm, sau đó giá giảm (27,28 Âm lịch) do thời tiết chuyểnấm hơn; sau Tết (mùng 4, 5 Âm lịch) giá rau xanh tăng do nguồn cung thu hẹp;nhóm thịt gia cầm (gà), gia súc (bò, lợn): tăng nhẹ những ngày cận Tết (27, 28Âm lịch) và sau Tết (mùng 4, 5 Âm lịch).


Tại Hà Nội, giá thịt bò, cá tươi tăng nhưng không tăng mạnh như cùng thời điểmTết Nhâm Thìn 2012; giá hoa tươi giảm; giá rau củ ổn định ở mức cao; giá trứnggà trên thị trường khoảng 31.000-37.000 đồng/chục (siêu thị trước Tết ổn định ởmức 32.000-42.000 đồng/chục); các mặt hàng khô, rượu, bia thuốc lá có tích trữtừ trước và nhu cầu sau Tết không cao nên giá tương đối ổn định.


Tại Đà Nẵng, giá cả một số mặt hàng chủ yếu như thịt heo, cá biển và rau củ quảgiảm, riêng mặt hàng thịt bò giá có cao hơn các mặt hàng khác…


Bộ Tài chính nhận định, giá thị trường có tăng, nhưng mức tăng nhẹ là do nhucầu có tăng trong dịp Tết, nhưng sức mua thị trường không cao, người dân chitiêu tiết kiệm hơn năm trước; về phía cung: lượng hàng hoá dồi dào, đáp ứng đủnhu cầu; công tác chỉ đạo điều hành được Chính phủ, các bộ, ngành, các địaphương và doanh nghiệp thực hiện quyết liệt, có hiệu quả nhằm bình ổn thịtrường.


Giữ ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụthiết yếu


Nhằm bình ổn thị trường trong dịp Tết Qúy Tỵ, Bộ Tài chính đã tích cực triểnkhai chỉ đạo, rà soát lại nguồn cung, xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảmđáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu của nhân dân, bình ổn thị trường và giá cả, khôngđể xảy ra thiếu hàng, sốt giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu,chất đốt, lương thực, thực phẩm (thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả) và các mặthàng khác phục vụ nhu cầu Tết…


Đồng thời, liên ngành chức năng cũng tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết,kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát giá, phòng chống cháy nổ, giảmthiểu tai nạn giao thông… bảo đảm cho nhân dân đón Tết truyền thống vui tươi,an toàn và tiết kiệm.


Tại các địa phương, Sở Tài chính, Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn tham mưu xây dựng phương án hỗ trợ vốn vay hỗ trợ hàngthiết yếu; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phốihàng hóa đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa, kết hợp hưởng ứng cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;” chuẩn bị tốt nguồn hàng chínhsách, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết để cung ứng sớm vàđầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý; giám sát chặt chẽ công tác bán hàng giảmbớt các khâu trung gian để hàng hóa tới tay người tiêu dùng với giá hợp lý;kiểm tra việc cung ứng điện, có phương án dự phòng để bảo đảm đủ điện cho sảnxuất và sinh hoạt của nhân dân cuối năm 2012 và Tết Nguyên Đán…; tăng cườngtheo dõi, nắm bắt tình hình cung cầu, giá cả thị trường, kịp thời tham mưu đềxuất giải pháp bình ổn giá với Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Tài chínhkhi xảy ra biến động bất thường về giá…


Bên cạnh việc tạo điều kiện kinh doanh thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợdoanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nhằm huy động, khai thác tối đa các nguồn hàngtừ trong và ngoài tỉnh đáp ứng nhu cầu Tết Quý Tỵ, 2013, Sở Tài chính và SởCông thương phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, các doanh nghiệpxây dựng phương án dự trữ hàng hóa tham gia bình ổn giá thị trường trên địa bàn,tập trung vào các mặt hàng thiết yếu...


Theo báo cáo các địa phương gửi về Bộ Tài chính, tính đến ngày 8/2 vừa qua có45 tỉnh, thành phố được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định hỗtrợ vốn vay không lãi suất cho các doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn dự trữhàng hóa bình ổn giá trong dịp Tết với tổng kinh phí là 1.332 tỷ đồng tập trungvào các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm,dầu ăn, thủy hải sản, đường, rau củ, thực phẩm chế biến…


Ngoài ra, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ ổn định giá một sốhàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất và đời sống như giá bán điện, giábán than sản xuất điện…; tạm thời giãn thời gian điều chỉnh giá một số hànghóa, dịch vụ mà Nhà nước còn kiểm soát giá trực tiếp.


Bộ Tài chính chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, mức giá của hàng hóadịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhànước; hàng hóa được trợ cước, trợ giá phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi, vùngsâu, vùng xa; đồng thời kiểm soát việc cam kết thực hiện về giá đối với các mặthàng được hỗ trợ vốn từ chương trình bình ổn giá.


Kiểm soát chi từ Ngân sách Nhà nước trong đầu tư, trong chi tiêu thường xuyênđược triển khai thực hiện nhằm kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúngđịnh mức, tiêu chuẩn, chi sai chế độ chính sách; tiếp tục thực hiện cơ chế thịtrường định giá, các doanh nghiệp cạnh tranh về giá đối với đại bộ phận hànghóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng Tết...

NguồnTTXVN

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trước và sau Tết không xảy ra thiếu hàng sốt giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO