“Trẻ hóa” cà phê

05/01/2011 13:49

Vụ thu hoạch cà phê năm nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm ha cà phê ghép tập trung ở các địa phương như: Tuy Đức, Đắk Song, Chư Jút, thị xã Gia Nghĩa… đã cho thu hoạch. Kết quả bước đầu cho thấy, những vườn cà phê già cỗi được “trẻ hóa” cho năng suất vượt trội đã thật sự là tin vui đối với không ít hộ trồng cà phê trong tỉnh...

ADQuảng cáo

Vụ thu hoạch cà phê năm nay, trên địa bàntỉnh đã có hàng trăm ha cà phê ghép tập trung ở các địa phương như: Tuy Đức,Đắk Song, Chư Jút, thị xã Gia Nghĩa… đã cho thu hoạch. Kết quả bước đầu chothấy, những vườn cà phê già cỗi được “trẻ hóa” cho năng suất vượt trội đã thậtsự là tin vui đối với không ít hộ trồng cà phê trong tỉnh. Bởi hiện tại, trênđịa bàn tỉnh, nhiều vườn cà phê đã có tuổi từ 10-15 năm đang bị suy kiệt, năngsuất thấp, nhưng nhà vườn lại không nỡ chặt bỏ. Do vậy, việc áp dụng kỹ thuậtghép chồi là giải pháp hiệu quả nhất được nông dân quan tâm.

Gia đình ông Lê Văn Phòng ở phường NghĩaPhú có trên 1,5 ha cà phê trồng từ năm 1998, trong đó, cà phê già cỗi chiếm đến1/3 số lượng cây trong vườn. Mặc dù được đầu tư chăm sóc rất kỹ nhưng năng suấtvườn cà phê của ông mỗi vụ chỉ đạt tối đa từ 2-2,5 tấn/ha. Năm 2008, qua tìmhiểu tài liệu và đến thăm thực tế một số mô hình do Trung tâm Khuyếnnông-Khuyến ngư tỉnh xây dựng, ông đã làm thí điểm trên 250 cây (2 sào). Nhưngchỉ sau một vài tháng thấy cây cà phê ghép phát triển tốt, ông đã quyết địnhcải tạo hết toàn bộ số lượng cây kém phát triển trong vườn. Ông Phòng cho biết:Năm 2008, tôi cưa gần 2 sào cà phê già cỗi, sau đó chăm sóc cho chồi cao khoảngtừ 25-30 cm thì tiến hành ghép chồi giống cà phê TR 6 sạch bệnh được lựa chọntại các vườn đủ tiêu chuẩn. Chỉ sau hơn 1 năm, cây cà phê đã phát triển cànhhiệu quả và bắt đầu cho ra trái bói”. Theo ông Phòng, đến năm thứ 2 mỗi câybình quân cho thu hoạch trên 3 kg thì mỗi ha cũng đạt trên 3,2 tấn. Trong khiđó, lượng phân bón, thuốc trừ sâu giảm đi 1 nửa mà vườn cây sinh trưởng, pháttriển mạnh hẳn lên. Đến nay, số cây ghép trong vườn đã được ba năm, vụ vừa rồivườn cà phê của ông cho thu hoạch ước đạt trên 4 tấn/ha. Còn vườn cà phê ghépcủa ông Trần Văn Pháp ở xã Đắk Lao (Đắk Mil) với diện tích trên 7 sào cũng vừađược áp dụng biện pháp ghép chồi được 3 năm. Nhờ chọn giống chồi ghép đủ tiêuchuẩn lại được chăm sóc đầy đủ nên vườn cây phát triển tốt, không bị sâu bệnhvà cho năng suất không thua kém gì cà phê trồng thuần. Theo ông Pháp thì chiphí đầu tư năm đầu cho vườn cà phê ghép từ mua chồi ghép, nhân công chỉ khoảng10 triệu đồng/ha, thuận lợi nhất của phương pháp này là ngay từ năm đầu cây đãcho thu hoạch đủ chi phí và rút ngắn thời gian cho trái 2 năm so với trồng mới.Như vậy, nông dân tiết kiệm được một khoản kinh phí khá lớn trong giai đoạn càphê kiến thiết cơ bản ban đầu.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có tổngdiện tích cà phê trên 75.000 ha, trong đó, có khoảng 13.000 ha cà phê ở thời kỳgià cỗi, năng suất thấp. Tuy nhiên, nếu nông dân chặt bỏ, phải luân canh trồngcây khác để cải tạo đất thì phải mất 2-3 năm mới trồng lại cà phê được. Do đó,nhiều nhà vườn chấp nhận để nguyên vườn cà phê già cỗi trồng xen các loại câyăn trái hoặc trồng dặm cà phê non. Phương pháp này khiến cây trồng rất dễ bịsâu bệnh và lợi nhuận thu được không cao.Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thìđể thực hiện thay thế vườn cà phê không đạt yêu cầu và “trẻ hóa” vườn cà phêbằng các giống được chọn tạo của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp TâyNguyên có phẩm chất tốt, năng suất cao, kháng bệnh rỉ sắt bằng các giống như:TR4, TR5, TR6, TR7, TR8… Theo đó, trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnhđã xây dựng được 0,7 ha vườn cà phê đầu dòng (Đắk Mil 0,2 ha, Krông Nô 0,5 ha).Đồng thời, theo chương trình giống của Sở Nông nghiệp-PTNT thì năm 2010, Sở đãtiếp tục xây dựng vườn cây đầu dòng, với diện tích 1 ha tại huyện Tuy Đức vàĐắk Mil để cung cấp giống cho người trồng cà phê trong vùng. Theo đó, mỗi nămsẽ phấn đấu đủ lượng chồi ghép cải tạo khoảng 1.200 ha cà phê già cỗi ở các địaphương trong tỉnh. Đây thật sự là hướng đi phù hợp với điều kiện của ngườitrồng cà phê hiện nay ở các địa phương.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Cây cà phê trước khi thực hiện phương pháp đốn đau phải trị sạch bệnh.Sau đó cưa cây cách mặt đất khoảng 50cm, khi cây nảy mầm chọn 4 chồi tốt đểdưỡng, đồng thời chọn chồi cà phê giống tốt, năng suất cao để ghép. Khi chồighép phát triển tốt, chỉ giữ lại 2 chồi để cây tập trung dưỡng chất nuôi cànhsẽ hiệu quả hơn. Sau khi đốn đau khoảng 2 tháng nên thường xuyên thăm vườn, tỉabỏ các chồi phát sinh để cây phát triển tốt.

Văn Tâm


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Trẻ hóa” cà phê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO