Tổng kết “Dự án bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng”: Chỉ là bước khởi đầu

24/12/2010 09:34

Song song với Đề án “Bảo tồn lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc M’nông”, từ năm 2007 đến 2010, tỉnh ta đã được UNESCO tài trợ trên 1,1 tỷ đồng để triển khai Dự án “Bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn”...

ADQuảng cáo

Song song với Đề án “Bảo tồn lễ hội, hoavăn, cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc M’nông”, từ năm 2007 đến 2010, tỉnh ta đãđược UNESCO tài trợ trên 1,1 tỷ đồng để triển khai Dự án “Bảo tồn Không gianvăn hóa cồng chiêng trên địa bàn”.


Tấu chiêng trong lễ hội văn hóa thể thao và du lịch. Ảnh: N.T

Ngay từ đầu năm 2007, Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch (VHTT&DL) đã triển khai các bước của dự án. Theo đó, ngànhđã tổ chức tập huấn về phương pháp nghiên cứu, cách thu thập và lưu trữ thôngtin về di sản văn hóa cồng chiêng cho những người làm công tác văn hóa trên địabàn và một số nghệ nhân tiêu biểu. Với phương pháp điều tra, phỏng vấn trựctiếp, các cán bộ văn hóa đã tiến hành phỏng vấn 300 nghệ nhân ở 63 bon, buôntrên địa bàn 25 xã để nắm được thực trạng về văn hóa cồng chiêng. Qua đó, ngànhđã kiểm tra và bảo lưu được vốn di sản văn hóa cồng chiêng, nhất là cồng chiêngcủa dân tộc M’nông, đồng thời nâng cao được nhận thức và trách nhiệm gìn giữcác giá trị văn hóa của dân tộc trong các cộng đồng. Cũng thông qua đợt điềutra, ngành đã thống kê được trên địa bàn hiện còn 60 nghệ nhân cồng chiênggiỏi, lập hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu nghệ nhân. Bước sang năm 2008, thựchiện giai đoạn 2 của dự án, Sở VHTT&DL đã thành lập ở mỗi huyện, thị xã mộtcâu lạc bộ (CLB) cồng chiêng, tập hợp các nghệ nhân giỏi, sau đó các địa phươngchủ động nhân rộng mô hình. Đây là mô hình hoạt động tương đối mới mẻ nên SởVHTT&DL đã tập huấn phương pháp tổ chức, quản lý cho Ban Chủ nhiệm các CLB,nghệ nhân và các cán bộ văn hóa của các huyện, thị xã. Bên cạnh đó, các CLB cònđược hướng dẫn xây dựng qui chế hoạt động và tham quan, học tập kinh nghiệm củacác tỉnh bạn trong khu vực. Việc khôi phục các lễ hội có sử dụng cồng chiêng nhưlễ cúng bến nước, lễ cúng thần rừng, lễ hội Tằm Jun… cũng được chú ý thực hiện.Để xã hội hóa công tác bảo tồn, Sở còn đưa cồng chiêng vào giảng dạy tại cáctrường tiểu học và THCS trên địa bàn và thực hiện việc xuất bản các ấn phẩm,dựng đĩa hình để quảng bá, giới thiệu sâu hơn về di sản văn hóa cồng chiêngtỉnh.

Biểu diễn chiêng kết hợp với các nhạc cụ khác tronglễ cúng thần rừng ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong). Ảnh: T.B

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Tổng kết dự án, các chuyên gia của UNESCOvà Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTT&DL) cho rằng, địa phương đã thực hiện đúngthời gian và mục tiêu đề ra. Tuy nhiên,qua các ý kiến của các nghệ nhân cũng như ngành văn hóa tỉnh thì các CLBcòn chưa chủ động trong việc hoạt động của mình, phương pháp truyền dạy vẫn cònthiếu tính sáng tạo. Một số nghệ nhân cũng đề nghị lồng ghép cồng chiêng với dulịch để các CLB có nguồn thu, hay đưa cồng chiêng vào sinh hoạt tôn giáo. Thếnhưng, các chuyên gia cho rằng việc thực hiện phải thận trọng để cồng chiêngkhông mất đi bản sắc. Giới chuyên môn cũng có sự trăn trở là bà con còn ỷ lạivào dự án nên chưa có sự chủ động trong việc bảo tồn văn hóa ở ngay tại cộngđồng, trong khi môi trường diễn tấu và không gian thì ngày càng bị thu hẹp.

Theo lãnh đạo Sở VHTT&DL thì do thờigian và nguồn kinh phí có hạn nên việc triển khai thực hiện dự án chỉ là bướckhởi đầu cho công tác bảo tồn có chiều sâu về sau. Trong những năm tới, vớinhững kết quả đã đạt được, nhất là tỉnh đang triển khai Đề án “Bảo tồn lễ hội,hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ “ thì ngành văn hóa sẽ phốihợp với các địa phương nâng cao năng lực nghệ nhân, trang bị chiêng cho cácbon, buôn. Đặc biệt, ngành sẽ chú trọng vào việc củng cố, nhân rộng mô hình cácCLB cồng chiêng để thu hút được nhiều người tham gia, nâng cao hơn nữa ý thức,trách nhiệm trong việc phát huy những giá trị văn hóa cồng chiêng.

Hoàng Thanh

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng kết “Dự án bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng”: Chỉ là bước khởi đầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO