Tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp dược

27/07/2010 09:20

Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan cần tạo ra một môi trường đầu tư an toàn, giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư thực sự có tâm huyết với công nghiệp dược trong nước...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quancần tạo ra một môi trường đầu tư an toàn, giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tưthực sự có tâm huyết với công nghiệp dược trong nước.

Ngày 26/7, Bộ Y tế đã tổ chức Hộinghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực dược đến năm 2020, bàn những nhóm giảipháp tạo động lực để đưa công nghiệp dược phát triển, qua đó thu hút mạnh mẽ sựtham gia của của các nhà đầu tư nước ngoài.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vàBộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu chủ trì Hội nghị.

Các doanh nghiệp vẫn phải “tự bơi”

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn QuốcTriệu, riêng năm 2009, tổng giá trị thuốc sản xuất trong nước đạt 831,250 triệuUSD, tăng 16,18% so với năm 2008, đáp ứng được 49,01% nhu cầu sử dụng thuốc củanhân dân. Chúng ta cũng đã có đủ khả năng sản xuất tất cả các vaccine phục vụchương trình Tiêm chủng mở rộng.

Hiện nay, cả nước có 178 công tydược, 39 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dược phẩm, trong đó có 1 dự ánđầu tư vào lĩnh vực sản xuất vaccine. Có 27 dự án đã đi vào hoạt động với sốvốn đăng ký là 302,6 triệu USD.

Bộ trưởng Y tế đánh giá mức đầu tưnhư vậy là chưa ngang tầm với tốc độ phát triển của ngành dược tại Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam.

Việc đầu tư sản xuất của các doanhnghiệp ngành công nghiệp bào chế dược vẫn còn trùng lắp, chưa chú ý đầu tư sảnxuất các loại thuốc có dạng bào chế đặc biệt như thuốc phóng thích chậm, thuốcđặt, thuốc cấy dưới da…Các loại thuốc mới cũng chưa được đầu tư nghiên cứu sảnxuất, nên thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt vẫn phảinhập khẩu nhiều. Hầu hết các hóa chất dành cho sản xuất dược đều phải nhậpkhẩu.

Mức đầu tư của các cơ sở vaccinesinh phẩm còn hạn chế, chưa có công nghệ sản xuất hiện đại, công tác kiểm địnhvaccine còn hạn chế do trang thiết bị lạc hậu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng này, trong đó chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất dược chưanhiều. Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho rằng hiện các doanh nghiệpdược đang phải “tự bơi”, tự định hướng nghiên cứu, tìm thông tin thịtrường, tự định hướng phát triển.

Nhiều lợi thế để pháttriển công nghiệp dược

Khẳng định muốn phát triển sản xuấtdược hiệu quả thì quy mô thị trường phải đủ lớn, Phó Thủ tướng Nguyễn ThiệnNhân cho rằng quy mô dân số 100 triệu người của Việt Nam và khoảng 500 – 600trăm triệu người của ASEAN vào năm 2020 sẽ tạo ra một thị trường đầy tiềm năngđể ngành công nghiệp dược nước ta phát triển, hướng tới xuất khẩu.

Với tốc độ phát triển như hiện nay,quy mô thị trường dược nước ta sẽ tăng từ 2 tỷ USD như hiện nay lên 8 tỷ USDvào năm 2020. Và nếu chúng ta thực hiện được Bảo hiểm y tế toàn dân vào năm2015, hàng năm nhà nước sẽ chi 5 tỷ USD tiền thuốc thông qua bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, chúng ta còn có lợi thếcủa người đi sau để phát triển công nghiệp dược, cùng với nguồn nhân lực trẻđang được đào tạo bài bản và có lợi thế cạnh tranh về giá. 

Trách nhiệm của Bộ Y tế và các bộ,ngành khác như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo làlàm sao tạo ra một môi trường đầu tư an toàn, giảm bớt rủi ro cho các nhà đầutư thực sự có tâm huyết muốn phát triển công nghiệp sản xuất dược trong nước.Vì ngành công nghiệp này đỏi hỏi đầu tư lớn, dài hạn với nhiều công sức nghiêncứu, nên nguy cơ, rủi ro là rất cao nếu doanh nghiệp không được sự đảm bảo hỗtrợ về nhiều mặt của nhà nước.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế xâydựng các chương trình ưu đãi tài chính cho các nhà sản xuất thuốc trong nước,xây dựng các báo cáo dự báo quy mô thị trường, tăng cường sử dụng dược phẩmtrong nước và tận dụng khả năng sử dụng thiết bị, nguyên liệu sản xuất trongnước thay vì “chuộng” ngoại tràn lan như hiện nay.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng cần đẩymạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, chuẩn hóa quốc tế ngành dượctrong nước.

Bên cạnh việc đầu tư sản xuất tronglĩnh vực hóa dược, ngành Y tế cũng không thể bỏ ngỏ mảng dược liệu để sản xuấtthuốc chữa bệnh có nguồn gốc thảo dược.

Bộ Y tế sớm có kế hoạch giải quyếtnhững tồn đọng đối với hàng ngàn hồ sơ nhập khẩu tân dược. Phó Thủ tướng lưuý,  “không nên để việc đăng ký cấp phép nhập khẩu thuốc trở thành trở ngạiđối với ngành dược ở Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam”.

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cam kếtsẽ công bố công khai các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, những thủ tục đầu tư cũng nhưcác chính sách ưu tiên về đất đai, sản phẩm đầu ra, thiết bị cho những doanhnghiệp sản xuất dược trong thời gian sớm nhất, nhằm tạo động lực thúc đẩy ngànhsản xuất dược Việt Nam trong định hướng tới 2020.

Q.S (TheoChinhphu.vn)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp dược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO