Quản lý Nhà nước về công nghiệp khai khoáng: Còn nhiều bất cập

15/09/2011 09:11

Theo Sở Công thương, toàn tỉnh hiện đã phát hiện được 20 loại khoáng sản, với trên 178 điểm mỏ khoáng sản. Trong thời gian qua, hoạt động quản lý Nhà nước về công nghiệp khai khoáng trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến, để từng bước chấn chỉnh được hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản...

ADQuảng cáo

TheoSở Công thương, toàn tỉnh hiện đã phát hiện được 20 loại khoáng sản, với trên178 điểm mỏ khoáng sản. Trong thời gian qua, hoạt động quản lý Nhà nước về côngnghiệp khai khoáng trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến, để từng bước chấnchỉnh được hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản của các cá nhân,doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn nhiềutồn tại và bất cập.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua,UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều kế hoạch và chương trình hành động về quảnlý hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Cụ thể như quy định trình tự, thủ tụchành chính về cấp phép khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;quy định tạm thời về tổ chức quản lý và cấp giấy phép khai thác khoáng sản làmvật liệu xây dựng thông thường đối với các khu vực khoáng sản có tính đặc thù;quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnhđến năm 2015, định hướng đến năm 2020; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựngtỉnh Đắk Nông đến năm 2020… Công tác khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạtđộng khoáng sản cũng được tỉnh sớm hoàn thành, với tổng diện tích trên 184nghìn ha. Song song với đó, việc thực hiện các biện pháp về bảo vệ tài nguyênkhoáng sản, nước, đất đai và môi trường trong hoạt động khai thác cũng như đảmbảo an ninh trật tự, xã hội tại khu vực có khoáng sản cũng được địa phương vàdoanh nghiệp rất chú trọng. Cụ thể là trước khi tiến hành lập thủ tục xin khaithác mỏ, các tổ chức, cá nhân đều thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác độngmôi trường (hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường) và lập dự toán ký quỹ phục hồimôi trường. Sau khi có giấy phép khai thác mỏ, các đơn vị cũng đã tiến hành lậpthủ tục thuê đất và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Đến nay, toàntỉnh đã có 89 giấy phép về thăm dò và khai thác khoáng sản được cấp cho các cánhân, đơn vị tham gia hoạt động. Trong những năm qua, Sở Tài nguyên & Môitrường cũng đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tập trung kiểm trahoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại 83 đơn vị, với tổng số tiền thuđược từ việc xử phạt vi phạm hành chính là trên 154 triệu đồng.



Khai thác đá làm vật liệu xây dựng tại mỏ đá Đô Ry ở xã ĐắkR’la (Đắk Mil)

ADQuảng cáo


Tuy nhiên, hiện nay, công tác quản lý Nhànước về hoạt động khoáng sản vẫn còn tồn tại một số bất cập. Đó là, công tácđiều tra cơ bản về địa chất và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, hiệntại chỉ mới dừng lại ở mức độ điều tra, đánh giá lập bản đồ địa chất khoáng sảntỷ lệ 1: 200.000. Việc điều tra, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000lại mới được thực hiện ở những diện tích có bô xít, chứ chưa chú ý điều tra,đánh giá ở các loại khoáng sản khác nên rất khó khăn trong công tác quản lý cấpphép hoạt động khoáng sản và kêu gọi nhà đầu tư cho tỉnh. Trong khi đó, nhữngvăn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản còn chung chung, thiếu sự quy định vàphân định rõ nhiệm vụ giữa các ngành như Công thương, Tài nguyên & Môitrường, Xây dựng và Lao động, Thương binh & Xã hội. Vì vậy, hiện tại, cácdoanh nghiệp chỉ có thực hiện báo cáo định kỳ các hoạt động như: công tác antoàn lao động, phòng cháy, chữa cháy, khoa học công nghệ, an toàn thiết bị… vềcho ngành Tài nguyên và Môi trường. Mặt khác, thời gian qua, ngành công nghiệpkhai khoáng của tỉnh lại chủ yếu là hoạt động khai thác để làm vật liệu xâydựng. Trong khi, nhu cầu tiêu thụ của địa phương không lớn nên hoạt động củacác cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực này rất cầm chừng, có nơi còn làm theothời vụ. Chính vì thế, việc lập báo cáo định kỳ tại một số doanh nghiệp vẫnchưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Hơn nữa, nguồn nhân lực làm việctrong lĩnh vực khoáng sản của tỉnh như: giám đốc điều hành mỏ, chỉ huy nổ mìn,thợ mìn… lại vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của LuậtKhoáng sản và các quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Tình trạng khaithác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, bất chấp các quy định củapháp luật, gây mất an ninh trật tự ở địa phương và ảnh hưởng lớn đến cảnh quanmôi trường…

Được biết, để công tác quản lý Nhà nướcvề hoạt động khoáng sản trên địa bàn ngày càng phát huy hiệu quả trong giaiđoạn 2011-2015, UBND tỉnh hiện nay cũng đang yêu cầu các cấp, ngành và địaphương phải triển khai tốt các quy hoạch, kế hoạch về ngành công nghiệp khaikhoáng đã được tỉnh ban hành trước đó; đồng thời, tăng cường công tác kiểm traviệc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các đơn vị có hoạt động khaithác, chế biến. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ chú trọng tới việc lựa chọn nhữngdoanh nghiệp có năng lực về tài chính, kỹ thuật để đầu tư vào ngành công nghiệpnày, nhất là những đơn vị chế biến sâu. Đặc biệt, tỉnh sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạtđộng hợp tác liên doanh, liên kết với các cơ quan trong và ngoài nước để xúctiến đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư vào địa phương…

Bài, ảnh:Lê Dung

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý Nhà nước về công nghiệp khai khoáng: Còn nhiều bất cập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO