Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 – NQ/TW: “Tam nông” phát triển

18/09/2013 10:04

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh đã và đang có nhiều khởi sắc...

ADQuảng cáo

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008của Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, bộ mặt nôngthôn trên địa bàn tỉnh đã và đang có nhiều khởi sắc.



Rừngtrồng đang đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân xã Quảng Khê (Đắk Glong)


Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu pháttriển nền nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững,đồng thời tạo mũi đột phá về nông nghiệp công nghệ cao, nhiều địa phương đãkhuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích cây cà phê trên những vùng thiếunước tưới, đất có độ dốc lớn, đất bạc màu… sang trồng các loại cây khác phù hợphơn. Nông dân cũng đã chuyển đổi một phần diện tích trồng cây điều do năngsuất, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các cây khác hiệu quả hơn như hồ tiêu,cao su, ca cao, ngô, mắc ca, các loại cây ăn quả...

Trên địa bàn tỉnh, mộtsố vùng đã và đang dần hình thành các vùng sản xuất tập trung, phục vụ nguồnnguyên liệu phục vụ cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến nông sản và nhu cầulương thực tại chỗ của người dân địa phương. Chẳng hạn như huyện Ðắk Mil đãchuyển đổi một số vùng trồng điều kém hiệu quả sang trồng mía, xoài và các câyăn trái khác.

Huyện cũng đã đưanhững cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao như hoa ly, hoa lan về xâydựng mô hình cho nông dân. Huyện Chư Jút phát triển các loại cây trồng ngắnngày như đậu phụng, đậu nành, mía, bông… Các huyện Ðắk Song, Tuy Ðức chú trọngphát triển khoai lang; Krông Nô phát triển các vùng trồng ngô, lúa… Bên cạnhđó, tất cả các huyện đều đưa ra giải pháp để tăng năng suất, chất lượng các câytrồng chủ lực như cà phê, cao su, tiêu theo hướng chọn trồng những giống tốt vàtăng cường đầu tư, chăm sóc các vườn cây hiện có.

Lĩnh vực trồng trọtcủa tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô các cây công nghiệp dàingày có hiệu quả kinh tế cao, ổn định diện tích cây trồng hàng năm. Trong chănnuôi, nuôi trồng thủy sản thì chính quyền và người dân đều chú trọng hơn vềphòng chống dịch bệnh cũng như đầu tư cho các khâu như giết mổ, chế biến. Vìthế, mặc dù chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động do ảnh hưởng củathời tiết, dịch bệnh, giá thức ăn cao, nhưng ở nhiều địa phương đã có những môhình mang lại hiệu quả kinh tế cao về chăn nuôi bò, heo hay nuôi các loại cánhư cá tầm, cá lăng, cá chình, bống tượng…

Nông thôn được đầu tư

Trong giai đoạn 2009-2013, tỉnh đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ước tính trên5.656 tỷ đồng, nên bộ mặt nông thôn của nhiều địa phương đã đổi mới. Dù đó làthôn, buôn, bon ở tận các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa hay những xã ởtrung tâm cũng đều có nhiều thay đổi, từ đời sống xã hội, an ninh trật tự cho đếnphát triển kinh tế.

ADQuảng cáo

Một trong những đổithay thấy rõ, đó là ở hầu hết các xã vùng nông thôn đã có sự phát triển về côngnghiệp và dịch vụ, thương mại. Nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biếnnông, lâm sản được đầu tư, xây dựng ở nông thôn không chỉ tạo việc làm chongười dân mà góp phần tạo thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm, giúp địa phươngphát triển sản xuất công nghiệp.

Tổng giá trị sản xuấtcông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn năm 2008 - 2012 đạt 8.670 tỷ đồng, trongđó giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn chiếm trên 71%, với tốc độ tăngtrưởng trung bình đạt gần 21,2%/năm. Hạ tầng nông thôn được đầu tư phục vụ trựctiếp cho phát triển nông nghiệp như xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹthuật, cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm; xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữanhiều công trình thủy lợi, đường giao thông nội đồng.

Ðến nay, toàn tỉnh có200 công trình thủy lợi, phục vụ nước tưới cho 34.000 cây trồng các loại và 110cơ sở chế biến nông, lâm sản. Tỉnh cũng đã “cứng hóa” được 676 km đường giaothông nông thôn, làm mới khoảng 1352 km đường cấp phối. Ðiện lưới quốc gia đãđến với 99,7% số thôn, buôn, bon và 92% số hộ dân được sử dụng điện thườngxuyên. Ngoài ra, hàng năm, số trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, bon, bưuđiện văn hóa xã… được đầu tư, xây dựng tăng lên.

Hiện nay, toàn tỉnh có144 hợp tác xã, 450 tổ hợp tác và 913 trang trại và cũng đã thực hiện sắp xếp,đổi mới các nông trường, lâm trường quốc doanh. Tỉnh cũng kêu gọi thu hút đầutư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và có 9 dự án FDI, với tổng mức đầu tưtrên 34 triệu USD; trong đó có 5 dự án đã đưa vào sản xuất, kinh doanh.

Việc nghiên cứu,chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột pháđể hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn cũng được chú trọng. Cáccơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực cũng được triển khai thực hiện,góp phần phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nông dân.


Nhiềuhộ nông dân ở xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa) chọn trồng tiêu để phát triển kinh tế


Đời sống của nông dân nâng lên

Cùng với sự quan tâm, đầutư kinh phí, sự điều hành, chỉ đạo đúng hướng của các cấp ủy, chính quyền thìnông dân cũng có những tiến bộ đáng kể về tư duy, cách thức tổ chức sản xuất,góp phần nâng cao đời sống. Nông dân đã chủ động trong việc học hỏi lẫn nhau vềkinh nghiệm phát triển chăn nuôi, trồng trọt, mạnh dạn đầu tư vốn, áp dụng tiếnbộ khoa học vào thực tế.

Hiện nay, thu nhậpbình quân đầu người trên địa bàn tỉnh ước đạt 27,23 triệu đồng/năm, hộ nghèocòn 23,25%. Từ năm 2009 đến giữa năm 2013, tỉnh đã đào tạo nghề cho trên 14.220người; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm khoảng 70,6%. Ðến hết năm2012, tỉnh đã xây dựng mới 3.192 căn nhà theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dộtnát cho người nghèo.

Có thể nói, Nghị quyết26 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã ngày càng đi vào thực tiễn cuộcsống, khơi dậy được sự đồng thuận, sức mạnh của toàn xã hội để xây dựng nôngthôn phát triển về nhiều mặt.

Bài, ảnh:Thanh Nga

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 – NQ/TW: “Tam nông” phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO