Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa": Nhiều điểm sáng ở cơ sở

Mỹ Hằng| 15/09/2015 13:54

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh được phát triển cả về chất và lượng, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy tính tự lực tự cường, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

ADQuảng cáo

Trường mầm non Tân Lập Thành xây dựng trên đất do ông Nguyễn Hoàng Duyên hiến tặng

ĐIỂM SÁNG BON SA DIÊNG

Bon Sa Diêng, xã Quảng Khê (Đắk Glong) hiện có 130 hộ với hơn 500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mạ sinh sống. Theo Ban tự quản bon thì trước đây, cuộc sống của người dân trong bon gặp nhiều khó khăn, các thiết chế văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của người dân, số hộ đói nghèo còn cao, tình trạng vi phạm kế hoạch hóa gia đình vẫn diễn ra.

Vì vậy, ngay sau khi phong trào phát động, được cấp ủy, chính quyền vận động, khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trở thành nếp sống trong khu dân cư. Bon đã xây dựng bản hương ước riêng, trong đó quy định những cái nên làm và không nên làm. Các khoản vận động đều được công khai xin ý kiến của người dân trước khi triển khai thực hiện.

Đặc biệt, với phương châm “Nhà nhà thi đua, người người thi đua”, người dân trong bon đã nỗ lực thi đua bằng cách thực hiện tốt các phong trào do chính quyền các cấp tổ chức. Trong lĩnh vực kinh tế, người dân tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bà con đã đóng góp công, của để xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa cộng đồng…

Có thể thấy, thông qua thực hiện phong trào, đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con không ngừng được cải thiện và ngày một nâng cao. Hiện tại, 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới, nước sạch; trẻ em được đến trường đúng độ tuổi; số hộ khá giàu tăng, hộ nghèo giảm và không có hộ đói.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

TỔ DÂN PHỐ 4 GIỮ VỮNG DANH HIỆU VĂN HÓA

Tổ dân phố 4, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) từ năm 2000 đến nay luôn giữ vững danh hiệu văn hóa, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tâu, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa thì có được kết quả trên là nhờ sự đồng thuận, đoàn kết của tất cả bà con trong tổ. Hàng tháng, hàng quý, Ban vận động đều tổ chức họp dân để phổ biến những kế hoạch, nhiệm vụ chung mà chính quyền các cấp đề ra và luôn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chính vì vậy, tổ dân phố 4 không có tệ nạn xã hội, không có người vi phạm pháp luật, việc tang lễ, cưới hỏi đều thực hiện theo nếp sống văn minh.

Cùng với việc vận động người dân thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể thường xuyên quan tâm chăm sóc đối tượng chính sách, gia đình liệt sĩ, người già cô đơn, trẻ em tàn tật, người nhiễm chất độc hóa học cả về vật chất lẫn tinh thần, thể hiện tình làng nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn. Hiện tại, tổ có trên 95% gia đình đạt danh hiệu văn hóa, hệ thống hạ tầng được xây dựng khang trang.

TẠO SỨC LAN TỎA MẠNH MẼ

Theo đánh giá, thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã xuất hiện nhiều “điểm sáng, hạt nhân” tích cực, tạo hiệu ứng, sức lan tỏa mạnh mẽ. Tiêu biểu như gia đình ông Nguyễn Hoàng Duyên ở tổ 2, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) hiến 3.600m2 đất; gia đình ông Hồ Tiến Thoại ở thôn 1, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) hiến 7.000m2 đất; gia đình ông Lê Xuân Từ ở xã Đắk N’drung (Đắk Song) hiến 26.000m2 đất để xây dựng trường học ở địa phương…Hay như gia đình ông Nguyễn Xuân Lịch ở thôn 3, xã Tâm Thắng (Chư Jút) tự nguyện đóng góp 200 triệu đồng để xây dựng giao thông nông thôn…

Cùng với việc tích cực đồng hành cùng chính quyền xây dựng các công trình công cộng phục vụ dân sinh, người dân ở các địa phương còn nỗ lực thi đua phát triển kinh tế và không ngừng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình nghèo đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập. Đời sống vật chất thay đổi nên người dân có nhiều thời gian quan tâm đến đời sống tinh thần hơn. Nhờ đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thường xuyên được tổ chức, nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng và bảo tồn...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa": Nhiều điểm sáng ở cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO