Nông dân Ðắk Nông khát khao nâng tầm nông sản

Thanh Nga| 04/01/2023 06:35

Nông dân, các HTX trên địa bàn tỉnh đều bày tỏ muốn được nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản. Thế nhưng, để đạt được mong muốn này, họ cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính quyền các cấp.

ADQuảng cáo

Chị Trần Thị Thanh Vân, Trưởng Ban Quản lý VietGAP HTX Nông nghiệp Buôn Choáh (Krông Nô) cho rằng, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh hiện tại vẫn đang ở dạng thô, nên giá trị thu về thấp. Chị Vân muốn biết tỉnh đã có giải pháp nào để phát triển chế biến sâu cho sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tới.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Út, Giám đốc Sở Công thương thông tin, trong Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh quy hoạch các nhà máy chế biến nông sản để thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến nông sản.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh hu hút thêm các dự án chế biến cà phê bột để nâng công suất lên khoảng 5.000 tấn/năm; hạt điều khô từ 8.000-10.000 tấn/năm và hồ tiêu khoảng 35.000 tấn/năm.

Giai đoạn 2026-2030, tỉnh tiếp tục thu hút đầu tư các dự án để nâng công suất chế biến cà phê cao gấp 8-10 lần giai đoạn 2021-2025; chế biến hạt điều tăng gấp 2 lần và hồ tiêu đạt tầm 45.000 tấn/năm. Ngoài ra, tỉnh thu hút các dự án chế biến đậu phộng, đậu nành sấy và các loại trái cây, hoa quả.

Các sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu tại Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân, HTX năm 2022

Anh Lê Anh Sơn, Giám đốc HTX Thương mại và dịch vụ Bình Minh, xã Ea Pô (Cư Jút) cho biết, nông dân, doanh nghiệp, HTX đang gặp nhiều khó khăn trong xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, hình ảnh cho sản phẩm nông nghiệp.

Do đó, người dân, HTX đang rất muốn biết về các chính sách của tỉnh về việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho nông sản đã và đang được triển khai như thế nào.

Phó Giám đốc Sở KHCN Lưu Văn Đặng thông tin, từ năm 2018, HĐND tỉnh Đắk Nông ban hành quy định hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp, cá nhân.

ADQuảng cáo

Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/sản phẩm, dịch vụ. Đối với doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng sẽ được tỉnh hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.

Chị Nguyễn Thị Thùy Dung, xã Đắk Búk So (Tuy Đức) rất muốn được hỗ trợ về thủ tục đăng ký chứng nhận OCOP cho sản phẩm. Chị muốn hiểu rõ hơn về lợi ích khi sản phẩm được chứng nhận OCOP.

Nông dân ngày càng biến ước mơ làm giàu từ nông nghiệp

Trao đổi về ý kiến này, ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Đắk Nông cho biết, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, quy định hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm, xây dựng hồ sơ sản phẩm và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP.

Các sản phẩm OCOP được tỉnh hỗ trợ kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để quảng bá dưới nhiều hình thức như: tham gia các hội chợ, đưa lên các sàn thương mại điện tử… Các sản phẩm OCOP còn được trưng bày, giới thiệu tại các điểm bán hàng, cửa hàng OCOP của tỉnh.

Tại hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân, HTX diễn ra mới đây, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười cho rằng, Đắk Nông có dư địa rất tốt để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thế nhưng, muốn làm giàu được với nông nghiệp, trước hết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng thương hiệu phải đi từ giống, phân, nước. Khi có thương hiệu sẽ nâng cao giá trị sản phẩm nhiều lần.

"Xây dựng thương hiệu cho nông sản Đắk Nông là chiến lược phát triển lâu dài, nhưng cần sớm triển khai và quyết tâm cao từ chính quyền đến mỗi nông dân, doanh nghiệp, HTX", Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười nhấn mạnh.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nông dân Ðắk Nông khát khao nâng tầm nông sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO