Những người khởi nguồn ca múa nhạc truyền thống dân tộc

17/03/2011 08:30

Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc Việt Nam đã sinh hoạt văn hóa, tinh thần phong phú. Ca hát, nhảy múa đã trở thành nhu cầu tự nhiên. Theo các cuốn sách cổ, các tài liệu nghiên cứu văn hóa xã hội, chúng ta được biết về những khởi nguồn ca múa nhạc truyền thống, những người được coi là thân tổ các bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo...

ADQuảng cáo

Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc Việt Nam đãsinh hoạt văn hóa, tinh thần phong phú. Ca hát, nhảy múa đã trở thành nhu cầutự nhiên. Theo các cuốn sách cổ, các tài liệu nghiên cứu văn hóa xã hội, chúngta được biết về những khởi nguồn ca múa nhạc truyền thống, những người được coilà thân tổ các bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo.

Vào loại sớm nhất, có từ thời các vuaHùng, là trò bách nghệ khôi hài, rước chúa trai, chúa gái. Trò này gắn liền vớicông lao sáng tạo của Ngọc Hoa công chúa. Theo truyền thuyết thì bà chính làcon gái của vua Hùng Duệ Vương và là người đã được Sơn Tinh (thần núi Tản Viên)cưới làm vợ. Khi phải rời kinh đô Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) để theo chồng, nànglưu luyến bước đi, bước dừng, giữa đường không chịu đi nữa. Dân chúng phải bàytrò mua vui. Công chúa xúc động, vì nghĩa cả, đã hòa vào đám đông, bày cho họcác ngón nghề múa hát và chính thức khai sinh cho một tập tục văn hóa đẹp.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Hát Xoan, cũng là một điệu hát cổcó từ thời các vua Hùng, gắn liền với nữ thần tổ là Quế Hoa. Bà là người đượcđức vua giao cho việc dạy dỗ mọi người trong cung múa hát. Do các cuộc hátthường diễn ra vào mùa xuân, giữa thiên nhiên, giữa mùa hoa nên gọi là hátXoan. Cho đến thời Lê, hát Xoan được soạn quy củ thành văn nhờ có một thànhviên của hội Tao Đàn là Đỗ Nhuận. Ngày nay, hát Xoan, hát Xoan Ghẹo… vẫn làniềm say mê của biết bao người dân vùng trung du rừng cọ đồi chè.

Hát Chèo: là loại hình nghệ thuậtdân tộc tiêu biểu nhất. Có tới bốn người được coi là thần tổ hát chèo gồm TrầnThị Trân, Lê Toàn Nghĩa, Sai Ất và thiền sư Từ Đạo Hạnh. Hát chèo khởi nguồn từthời Lý và qua các thế kỷ tiếp theo được bổ sung hoàn thiện, đến nay cơ bản vẫngiữ nguyên đặc trưng của bộ môn. Bài giáo trò do Từ Đạo Hạnh biên soạn, quachín thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị.

Hát Ả Đào (hát cô đào): cũng có từthời Lý với thần tổ là Đào Nương (ả đào, hiểu là cô họ Đào), là một ca nhi nổitiếng. Vào thời Lê, người có công bổ sung hoàn thiện thêm là Bạch Hoa, vợ củaĐinh Lễ, một nghệ nhân đàn đáy ở Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đến thế kỷ XVI, danhca Đào Thị Mẫn ở Từ Liêm, Hà Nội lại một lần nữa bổ sung khiến cho hát ả đàothêm phần tinh luyện, tăng thêm sức sống lâu bền.

Hát Xẩm: Có từ thời Trần mà ngườikhởi xướng là Trần Quốc Đĩnh, con của vua Trần Thánh Tông. Trong hoàn cảnh éole, bị anh trai ghen ghét tài năng, chọc mù cả hai mắt, ông đã lấy tiếng hátlàm vui và đã chế tạo ra một thứ nhạc cụ để đệm rất đơn giản gồm dây song vàdây leo chà vào nhau tạo ra thứ âm thanh trầm buồn, có chút ai oán phụ họa cholời ca.

Hát Quan họ: Ra đời muộn hơn, khoảngthế kỷ XVI. Những người được tôn vinh vua bà quan họ là bà A Nương ơ Tam Sơn,bà Nam Nương ở Lũng Giang. Bà chúa chè Đặng Thị Huệ, vợ chúa Trịnh Sâm cũngđược coi là người có công phát triển bộ môn hát này. Theo biểu tượng trong sửsách, bốn mươi chín làng quan họ như đàn chim phượng, chim công đã chầu về làngDiềm Xá (Yên Phong, Bắc Ninh), coi đó là làng gốc quan họ.

Còn điệu hát Then ở vùng cao phía Bắc Tổquốc, một đặc sản văn hóa ở người Tày thì được sáng tạo bởi công của HoàngQuỳnh cùng với Bế Phùng, vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Tên gọi hát Thencòn được gọi là Giằng. Ngày nay, hát Then vẫn được ưa thích cùng các điệu sli,lượn… làm phong phú đời sống tinh thần người dân miền núi.

Hồng Nguyên (st)

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những người khởi nguồn ca múa nhạc truyền thống dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO