Nhân Ngày gia đình Việt Nam (28-6): Vợ chồng cùng nhau xây tổ ấm gia đình

27/06/2011 10:16

Lúc chúng tôi đến thăm, anh Trịnh Quang Thạo, ở tổ dân phố 6, phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa, đang lúi húi trong bếp chuẩn bị bữa trưa. Anh Thạo cho biết vợ anh bán quần áo tại Trung tâm Thương mại Gia Nghĩa, cứ 7 giờ sáng phải đến quầy để mở cửa, trưa về nhà ăn vội miếng cơm rồi lại đi làm ngay...

ADQuảng cáo

Lúc chúng tôi đến thăm, anh Trịnh QuangThạo, ở tổ dân phố 6, phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa, đang lúi húi trongbếp chuẩn bị bữa trưa. Anh Thạo cho biết vợ anh bán quần áo tại Trung tâmThương mại Gia Nghĩa, cứ 7 giờ sáng phải đến quầy để mở cửa, trưa về nhà ăn vộimiếng cơm rồi lại đi làm ngay, có hôm đông khách không về, anh phải mang cơmra. Anh Thạo chia sẻ: Vợ chồng anh lấy nhau đã 4 năm nay, nhưng chưa bao giờanh coi công việc nội trợ hay chăm sóc con cái là chuyện riêng của vợ. Ngoàichuyện bếp núc, anh không nề hà bất cứ việc gì, từ chuyện cho con ăn, chở conđi học, giặt đồ hay rửa chén. Cùng hoàn cảnh với anh Trịnh Quang Thạo, vợ anhNguyễn Xuân Khương, nhà ở tổ dân phố 2, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa), cũngbuôn bán tại Trung tâm Thương mại Gia Nghĩa, còn “1001 việc không tên” trongnhà đều do một bàn tay anh lo liệu từ chăm sóc gần 1ha cà phê và đến chăm locon cái, “tề gia, nội trợ”… Anh cho biết: “Trước đây, tôi cứ nghĩ những chuyệnnhư nấu cơm, rửa chén là của phụ nữ. Lấy vợ rồi, ban ngày cả hai vợ chồng lo đilàm ăn nhưng tối về tới nhà, tôi chỉ việc coi tivi, rồi đi ngủ, để mặc nhữngchuyện trong nhà cho vợ lo. Mọi chuyện có lẽ vẫn sẽ diễn ra như vậy nếu nhưcách đây mấy năm, sau khi sinh con, vợ tôi sức khỏe giảm sút nghiêm trọng phảilàm việc quá nhiều, dẫn đến suy nhược và đổ bệnh. Sau lần đó, suy nghĩ của tôibắt đầu thay đổi, vợ đau ốm thì chỉ bố con tôi khổ. Tôi thử vào bếp nấu cơm,cầm chổi quét nhà… Lúc đầu cũng thấy ngường ngượng vì không quen, nhưng giờ thìtôi thuần thục lắm rồi”. Tiếp lời, chị Trần Thị Hồng, vợ anh Khương vui vẻ nói:“Mỗi lần đi làm về mệt, lại thêm một núi việc nhà, có khi lên giường đi ngủ đã11, 12 giờ đêm, 3 giờ sáng hôm sau phải dậy để kịp buổi chợ. Nhiều khi mệt quá,cũng không dám nhờ chồng giúp vì nghĩ những chuyện lặt vặt này là của mình. Từkhi anh tự nguyện gánh vác việc nhà cùng, tôi thấy hạnh phúc lắm. Buổi tối cũngcó thêm thời gian để nghỉ ngơi”. Cũng theo chị Hồng thì lúc mới đi lấy chồng,mẹ chị khuyên: Vợ chồng phải biết yêu thương, nhường nhịn nhau, chồng giận thìvợ bớt lời, như vậy gia đình mới có được hạnh phúc lâu bền. Vợ chồng đôi lúccũng có bất hòa, những lúc như vậy, chị cố nén, đợi khi cả hai đã quên, vợchồng mới đem ra bàn luận, rút kinh nghiệm.

Ảnhminh họa


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Bàn về xây dựng gia đình hạnh phúc, anhPhan Văn Tráng, ở tổ dân phố 2, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) cũng bày tỏ: Bâygiờ nam, nữ đã bình đẳng, chồng đi làm, vợ cũng là một tay làm kinh tế, vì thếcả hai phải biết gánh vác công việc cho nhau. Riêng anh chẳng nề hà việc gì.Khi chị làm về muộn thì anh lo việc nhà, đưa đón con đi học. Những khi anh đicông tác thì chị làm những công việc ấy thay anh. Theo anh Tráng, chuyện vàobếp nấu ăn cho vợ và hai con là rất bình thường. Vợ anh Tráng có công việckhông quá gò bó về thời gian nên có điều kiện lo cho gia đình hơn. Nhưng khôngvì thế mà anh “giao trọn” việc nhà cho vợ, hễ có thời gian rảnh rỗi, anh lại“tranh” vợ vào bếp, nấu những món ăn mà vợ và hai con gái thích. Anh nói: “Mặcdù vợ có nhiều thời gian rỗi hơn nhưng đủ thứ việc nhà, từ nấu cơm, giặt giũ,lau dọn nhà cửa, rồi còn phải lo chuyện ăn uống, học hành cho hai đứa con, mộtđứa đang học lớp mầm, đứa lớp chồi. Vậy nên tôi nghĩ, đỡ đần vợ được chút nàothì hay chút đó thôi”. Anh Tráng quan niệm: “Để có một gia đình tốt, người đànông cần phải sống tốt, tạo niềm tin cho vợ, cho con và phải cùng với vợ vừa“xây nhà”, vừa “xây tổ ấm”.

Cũng với quan niệm ấy, nhiều cặp vợ chồnghiện nay đã sống với cách ứng xử tôn trọng, nhường nhịn, chia sẻ việc nhà, gánhvác công việc cho nhau. Vì vậy, chuyện đàn ông vào bếp, chia sẻ với vợ nhữngcông việc “không tên” trong gia đình không còn là chuyện ít gặp. Sự chia sẻ củacác “đức lang quân” không chỉ giúp các bà vợ bớt đi một phần gánh nặng, mà còncó ý nghĩa tinh thần rất lớn.

Lam Giang

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhân Ngày gia đình Việt Nam (28-6): Vợ chồng cùng nhau xây tổ ấm gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO