Hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2010): Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam

05/05/2010 09:27

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An...

I. Khái quát thân thế vàsự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịchHồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là NguyễnTất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19-5-1890trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An. Với lòng yêu nước nồng nàn, ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài,làm nhiều nghề, tham gia lập Hội vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước vàđấu tranh giải phóng dân tộc mình. Ngày 18-6-1919, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc,Người đã thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghịVéc-xây bản yêu sách, đòi Chính phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận cácquyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Năm 1920, tại Đạihội Tua, Người đã tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1921, Người thamgia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; năm 1922 xuất bản tờbáo Người cùng khổ ở Pháp. Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tếNông dân. Năm 1924, Người tham gia Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản vàđược chỉ định là Ủy viên Thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách CụcPhương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị ápbức châu Á; xuất bản cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp…

Sau gần mười năm tìm đường cứu nước,Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân,đế quốc ở các nước tư bản chủ yếu và nhiều nước thuộc địa của chúng. Sớm nhậnthức được xu hướng phát triển của thời đại, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Namđầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩaMác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nướcthuộc địa. Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đườngnào khác con đường cách mạng vô sản”. Để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng củanhững người cộng sản Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam,năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (TrungQuốc) và tổ chức Cộng sản Đoàn làm nòng cốt, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnhđạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam. Năm 1929, nhiều tổ chức cộngsản đã ra đời ở Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam:Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ởViệt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam.Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam được thành lập.


Từ năm 1930-1940, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốctiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam và các dân tộcbị áp bức khác trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ.

Năm 1941, Người về nước triệu tập Hộinghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, xác địnhđường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồngminh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứđịa cách mạng, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa giànhchính quyền trong cả nước.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyênbố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trongcả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, toàn Đảng, toàn dân,toàn quân ta đã đập tan âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, phản động, bảovệ và giữ vững chính quyền cách mạng.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951),Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo củaĐảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thựcdân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi vẻ vang, kết thúc bằng chiến thắng lịch sửĐiện Biên Phủ “chấn động địa cầu” (1954).

Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Trung ươngĐảng và Hồ Chủ tịch tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta thực hiện đồng thời hai nhiệmvụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa vàxây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhấtTổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đãnhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối đúng đắn lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩđại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạosự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đitừ thắng lợi này đến thắng lợi khác; đặt nền móng và không ngừng vun đắp tìnhhữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Cộngsản Việt Nam với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2-9-1969,hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủtịch Hồ Chí Minh vô cùng vĩ đại. Dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh (1990), tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) đãphong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhàvăn hóa kiệt xuất Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam”.

II. Chủ tịch Hồ Chí Minh– Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh– Anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế.

Năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sánglập Đảng Cộng sản Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam,đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo củaĐảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miềnngược, từ Bắc chí Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh củatoàn dân tộc làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thuộc địa nửaphong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông, dân chủđầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày 2-9-1945, thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời,Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố trướcquốc dân đồng bào và toàn thế giới “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do vàđộc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập”. Ngay sau khi giànhđộc lập, chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta cùng một lúc phải đối mặtvới “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn,phức tạp, thù trong, giặc ngoài “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minhđã đề ra đường lối, chiến lược, sách lược lãnh đạo toàn dân tộc, chèo lái conthuyền cách mạng vượt qua cơn hiểm nghèo, bảo vệ Đảng và giữ vững chính quyềncách mạng.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng toàn Đảngxây dựng đường lối “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”; “thực hiện đồng thời hainhiệm vụ chiến lược”; lãnh đạo nhân dân phát huy cao độ lòng yêu nước, khíphách anh hùng đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoànthành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủnghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng caođẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốctế vô sản. Ngay từ khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, ánh sáng chân lý của thờiđại, tấm lòng của Người luôn hướng về nhân dân các dân tộc bị áp bức, chiến đấukhông mệt mỏi vì một thế giới hòa bình, các dân tộc được tự do và bình đẳng,con người được sống hạnh phúc. Người đã hết lòng, hết sức xây dựng sự đoàn kếtnhất trí giữa các Đảng Cộng sản anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủnghĩa quốc tế vô sản trong sáng; không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghịgiữa các dân tộc Đông Dương, các nước láng giềng; cống hiến xuất sắc cả về lýluận và thực tiễn cho phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc. Chủtịch Hồ Chí Minh vĩ đại là chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, kiên cường và vô cùngtrong sáng, suốt đời chiến đấu cho công bằng, hòa bình và tiến bộ của các dântộc bị áp bức trên thế giới.

Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủtịch Hồ Chí Minh “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”, Đảng takiên định những quan điểm có tính nguyên tắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trước yêu cầu mới: kết hợp chặt chẽ hai nhiệmvụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa, lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong công cuộcđổi mới, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từngbước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhândân. Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủđộng, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới; pháthuy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc vớisức mạnh thời đại. Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có sự thay đổi cơ bảnvà toàn diện, giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nhận thức về chủ nghĩa xã hộivà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Hệ thống quan điểmlý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namđã hình thành trên những nét cơ bản. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thốngchính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chínhtrị – xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Trong quan hệ đốingoại, Đảng ta đã xác định đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạnghóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam là bạn, đốitác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiếntrình hợp tác quốc tế và khu vực. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế khôngngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạora thế và lực mới cho đất nước. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử đóchứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn và sáng tạo; con đường đilên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam. Chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Di chúc thiêng liêng và tấm gương đạo đức sángngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượtqua khó khăn, thử thách tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệpcách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước.


2. Chủ tịch Hồ Chí Minh– Nhà văn hóa kiệt xuất Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam


Những năm tháng hoạt động cách mạng ởnước ngoài, Người viết sách, báo bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga… tiếpthu tinh hoa văn hóa phương Tây, đặc biệt là tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, đỉnhcao của tư tưởng nhân văn của nhân loại, nhờ đó đã kết tinh ở Người những giátrị văn hóa vừa dân tộc vừa hiện đại. Hồ Chí Minh làm thơ chữ Hán. Văn thơ chữHán của Người đạt đến trình độ của bậc Hán học. Người tiếp thu tinh hoa của Nhogiáo, Phật giáo… kế thừa tuyền thống văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh đã vậndụng, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác- Lênin trên một loạt vấn đề phùhợp với thực tiễn cách mạng Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam. Hồ Chí Minh nhận rõ ý nghĩalớn lao và vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa, Người chỉ rõ: “Văn hóa soiđường quốc dân đi”.

Hồ Chí Minh là chiến sĩ tiên phong củanền văn học – nghệ thuật, báo chí cách mạng, đấu tranh không mệt mỏi cho độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho công bằng, lẽ phải trên trái đất. Dưới sựlãnh đạo tài tình của Người, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân tađã thành công, giành lại độc lập cho dân tộc, đồng thời cũng đã trả lại vị tríxứng đáng cho văn hóa Việt Nam, mở ra một thời đại mới cho nền văn hóa dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của dân tộc Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, đã trởthành văn hóa dân tộc. Sự đóng góp của Hồ Chí Minh về văn hóa không chỉ ởphương diện lý luận mà còn thấm đượm trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cáchmạng vĩ đại của Người, tỏa sáng trong mỗi việc làm, từng cử chỉ, từng mối quanhệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế. Cái cốt lõi trong tư tưởng văn hóaHồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, hết lòng phụngsự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đề cao lý tưởng cứu nước, cứu dân “Tổ quốctrên hết”, “Dân tộc trên hết”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Hồ ChíMinh quan niệm: “Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thươngnhân loại đau khổ bị áp bức”. Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được.Việc gì hại cho dân thì phải hết sức tránh. Đó là một nhân sinh quan, một triếtlý sống rất nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời cách mạng gần sáumươi năm Người đã chiến đấu chống áp bức bất công, đem lại cuộc sống ấm no chonhân dân, cho dân tộc, mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Người đã hiến dâng cảcuộc đời cho dân tộc, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Hồ Chí Minhkhông chỉ là một nhà tư tưởng lỗi lạc, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn xuấtsắc; không chỉ là một chính trị gia vĩ đại, mà còn là một nhà văn hóa kiệtxuất.

Các nhà nghiên cứu trong nước và thế giớiđã và đang bàn đến văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh.Thế giới có nhiều thay đổi và có nhiều đổi thay trong thế giới. Nhưng vẫn cònvẹn nguyên những giá trị không hề thay đổi. Trong những giá trị trường tồn đócó di sản tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là: nhân đạo và hòa bình; Tổ quốcvà nhân loại; dân chủ và nhân văn; tự do và hạnh phúc; tinh thần yêu nước vàchủ nghĩa dân tộc chân chính; đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chícông, vô tư…

Với những cống hiến xuất sắc cho dân tộcvà nhân loại tiến bộ, năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch HồChí Minh, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã côngnhận Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất ViệtNam”.

III. Tiếp tục thực hiệnnhững tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới.

1. Kiên định chủ nghĩaMác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập,rèn luyện Đảng Cộng sản Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namvà trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Người đã cống hiến một tài sản tinh thần to lớn cho dân tộc ta, đó là tư tưởngHồ Chí Minh và đạo đức Hồ Chí Minh. Khi bàn về chủ nghĩa Mác-Lênin, Người khẳngđịnh: Cách mạng Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam“trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động dân chúng, ngoài thìliên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thìcách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảngmuốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩanhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủnghĩa Lênin”; chủ nghĩa Lênin là “cái cẩm nang thần kỳ”, “là kim chỉ nam”, “làmặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng”.

Là học trò của C.Mác và V.I.Lênin, lãnhtụ Hồ Chí Minh đã cùng Đảng Cộng sản Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam vận dụng, phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, soi đường cho sựnghiệp cách mạng của dân tộc Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam giành thắng lợi to lớn. Nước tatừ một xứ thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu, đã trở thành một quốcgia độc lập, tự do, thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, vững bước đi lêncon đường xã hội chủ nghĩa, vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trênthế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước,làm chủ xã hội, đang phát huy mọi tiềm năng, trí tuệ, vững bước dưới ngọn cờ vẻvang của Đảng, tiến hành công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, xây dựngnước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhđã và đang bị các thế lực thù địch, phản cách mạng, phản tiến bộ điên cuồngchống phá bằng nhiều thủ đoạn nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta.Nhưng chính sự chống phá, xuyên tạc điên cuồng của các thế lực thù địch đối vớitư tưởng C.Mác, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã chứng tỏ sức sống trường tồn, tinhthần khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đảng ta kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin vàtư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động,làm cơ sở quy tụ, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đoàn kếttoàn dân tộc. Đó là cơ sở vững chắc để Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc tiến lêngiành những thắng lợi to lớn hơn.

Các cấp ủy đảng cần tăng cường công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảngviên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trong bất kỳ điều kiện và tình huốngnào cũng luôn kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh; làm tốt công tác tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viênhiểu rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, kiên quyết bác bỏnhững luận điệu xuyên tạc, sai trái bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

2. Kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu đến năm 2020 đưa nướcta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và ĐôngÂu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng mộtsố nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiếnhành cải cách, đổi mới, tiếp tục giành được những thành tựu to lớn. Hiện tại,chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng bản chất vẫn là một chế độ ápbức, bóc lột và bất công. Cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu đã bộclộ sâu sắc những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâuthuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độchiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa,phong trào cộng sản và cánh tả, các nước đang phát triển đang phải tiến hànhcuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu trong hoàn cảnh rất khó khăn, phức tạp,nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài ngườinhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Dưới ngọn cờ của một đảng mác xít chânchính, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin, 80 năm qua Đảng ta đã lãnh đạonhân dân vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, liên tục giành những kỳ tích vẻ vang,mở ra thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh – thời đại rực rỡ nhất trong lịch sửdân tộc.

Chúng ta hiểu sâu sắc rằng: Để có đượchòa bình, độc lập, tự do của dân tộc, nhân dân ta đã hi sinh nhiều xương máu.Từ thực tiễn phong phúcủa cách mạngnước ta và nhiều nước trên thế giới cho thấy, hòa bình và ổn định chính trị –xã hội là điều kiện tiên quyết để phát triển. Độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội đã mang lại cho đất nước ta sự ổn định về chính trị – xã hội, kinhtế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cảithiện rõ rệt, đất nước ta đã bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhậptrung bình. Độc lập dân tộc đã và đang là điều kiện tiên quyết để dân tộc taxây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độclập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệmvụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng củanhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam. Xã hội xã hội chủ nghĩa theotư tưởng Hồ Chí Minh và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta xây dựng là một xãhội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làmchủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chếđộ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến đậm đàbản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiệnphát triển toàn diện về thể chất và tinh thần; các dân tộc trong cộng đồng ViệtNam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nướctrên thế giới. Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc và triệt để, đấu tranhphức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta còngặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản để biếnlý tưởng cách mạng thành hiện thực. Đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịchHồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là một đảng mác xít chân chính có bản lĩnhchính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo; dân tộc ta là một dân tộcanh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn,cần cù lao động và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.


Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quántriệt sâu sắc bài học lớn của Đảng: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội sẽ tạo tiền đề vững chắc để đất nước ta phát triển kinh tế– xã hội nhanh và hài hòa hơn. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng kiên định ý chíđộc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực,đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện tại.Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – ngọn cờ quang vinh màChủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại là trách nhiệm của thế hệ hôm nay và các thếhệ mai sau.

3. Thấm nhuần tư tưởng,đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao phẩm chất, trí tuệ của Đảng, xây dựng Đảng tathật sự trong sạch vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam là Đảng cầmquyền. Năng lực cầm quyền của Đảng là sự tổng hòa trình độ, khả năng, bản lĩnhchính trị để giải quyết các nhu cầu, nhiệm vụ do tình hình đất nước và thế giớiđặt ra, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: xây dựng nước Việt Nam xã hội chủnghĩa phồn vinh, góp phần xứng đáng vào phong trào hòa bình, tiến bộ của nhândân thế giới.

Trước yêu cầu của tình hình cách mạngmới, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào Đảng cũng phải kiên trì thực hiệnđường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội.

Đảng phải nâng tầm trí tuệ, nắm chắc yêucầu thực tiễn, tình hình trong nước và quốc tế, để hoàn thiện đường lối đổimới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa nước ta trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại. Trong công tác hoạch định đường lối phải quán triệttư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của đất nước;làm tốt công tác dự báo, chú trọng giải quyết những vấn đề nảy sinh, kịp thờinghiên cứu tổng kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh, đường lối, chủ trương củaĐảng.

Công tác tổ chức đảng phải đặc biệt chămlo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thật sự pháthuy dân chủ, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết thống nhất, gắnbó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Tạo điều kiện để đảng viên công tác, laođộng có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển của đấtnước. Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng; khắc phục và phòngngừa sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảngviên. Triển khai thực hiện tốt Quy chế Dân vận trong hệ thống chính trị; đổimới và nâng cao chất lượng công tác vận động nhân dân. Cán bộ chủ chốt cấp ủyđảng phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắmbắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện phápgiải quyết kịp thời.

Mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện tốt việchọc tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, trong sáng về đạo đức, lối sống, cósức chiến đấu cao, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; hết lòng hết sức phụngsự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; có trách nhiệm trực tiếp làm công tác tư tưởng;có tinh thần cảnh giác, chủ động chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy mạnh chống tham nhũng, quan liêu và các biểu hiệntiêu cực khác; đấu tranh chống diễn biến hòa bình, các luận điệu xuyên tạc, vucáo của các thế lực thù địch góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhândân.

4. Giải quyết tốt mốiquan hệ: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ

Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dânlàm chủ là nội dung gắn kết trong một chỉnh thể thống nhất, hình thành cơ chếvận hành của chế độ chính trị nước ta.

Đảng Cộng sản Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam là đội tiên phong của giai cấpcông nhân Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, đại biểu trung thành lợi íchgiai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng ta là Đảng cầmquyền. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chânchính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó máu thịt với nhân dân. Đảngcầm quyền, nhưng nhân dân là chủ. Đảng cầm quyền lấy nhân dân làm gốc. Đảng cầmquyền để nhân dân làm chủ. Đảng viên lãnh đạo nhân dân, là “công bộc” của nhândân. Những chức danh cán bộ trong bộ máy Nhà nước do nhân dân bầu ra thì quyềnlực vẫn thuộc về nhân dân, nhận ủy thác quyền lực đó cho những chức danh cụthể. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khônglường được đối với vận mệnh của đất nước.

Đảng cầm quyền và lãnh đạo xã hội bằngcương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách, chủ trương công tác; bằngcông tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hànhđộng gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ nănglực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và cácđoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thốngchính trị.

Nhà nước ta là Nhà nước Pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện ý chí, quyền lực củanhân dân, trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước định ra pháp luật vàtổ chức, quản lí xã hội bằng pháp luật; giữ nghiêm kỷ cương xã hội. Nhà nướcgắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôntrọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Tổ chứcvà hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phâncông, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Nhànước Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namthống nhất các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; có sự phân công, phối hợpgiữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền đó.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đãđánh thắng kẻ thù xâm lược giành chính quyền về tay nhân dân và độc lập, tự docho dân tộc. Sự nghiệp cách mạng là của toàn dân. Chính nhân dân là người làmnên những thắng lợi lịch sử. Trong các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đều đặc biệt quan tâm đếnchiến lược phát triển con người, coi con người là trung tâm của chiến lược pháttriển: Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền vàlợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Chăm lo xây dựngcon người Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Namgiàu lòng yêu nước; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa; cótinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Trong sự nghiệp đẩy mạnh toàn diện côngcuộc đổi mới đất nước, Đảng ta chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Namthật sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Cấp ủy các cấp quán triệt và thực hiệntốt quan điểm: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mụctiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Tiếp tục xây dựng và hoànthiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, mọiđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợiích của nhân dân; cán bộ, công chức thật sự là công bộc của nhân dân. Mở rộngdân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống hành chính Nhànước và trong toàn xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cóphẩm chất tốt, tận tụy phục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao. Nâng cao ýthức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lí xã hộicủa nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủtrực tiếp. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Phát huydân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán vànghiêm trị những hành động vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vilợi dụng dân chủ để gây rối; chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hìnhthức. Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diệncủa con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng vàthực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết. Tập trungđẩy mạnh cải cách lập pháp, tư pháp và quy trình xây dựng pháp luật, nâng caochất lượng hệ thống pháp luật; hoàn thiện bộ máy Nhà nước, tạo bước chuyển mạnhvề cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạtđộng của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân.

Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân,khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, phải thực hiện đổi mới toàn diệnvà đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với lộ trình và bước đithích hợp, tập trung mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăngcường kỷ luật, kỷ cương và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làmchủ và phát huy sức sáng tạo của mình.

Cấp ủy các cấp cần quán triệt và thựchiện tốt quan điểm: coi trọng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức cả về phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lýNhà nước đáp ứng nhiệm vụ trước yêu cầu mới. Mọi cán bộ lãnh đạo củaĐảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoànthể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở và từng đảng viên phải gương mẫu thực hiệnvà trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phát huy vaitrò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, cácphương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ,công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cổ vũ phong tràotiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng… Coi trọng chiến lược con người: “Conngười là trung tâm của chiến lược phát triển”; “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnhnâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xâydựng nền văn hóa và con người Việt Nam”; “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằngvì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dântrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Hình thành một cộng đồng xã hộivăn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng nghĩavụ và quyền lợi”.

Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dânlàm chủ là cơ sở để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh,bền vững vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nướcmạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

5. Tiếp tục triển khaithực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứXI của Đảng.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị06-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X, là nhiệm vụ lớn của cả hệ thống chính trị,của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, được thực hiện lâu dài, nhưng trước hết lànhiệm kỳ Đại hội X của Đảng. Kết quả triển khai Cuộc vận động trong 4 năm(2007-2010) được đưa vào báo cáo trình đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố.

Đại hội XI của Đảng diễn ra vào thời điểmtoàn Đảng, toàn dân ta kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, trải qua 25 năm đổimới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XcủaĐảng, đề ra phương hướng nhiệm vụ 5năm 2011-2015; tổng kết chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm2001-2010, xác định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011-2020;tổng kết bổ sung Cương lĩnh năm 1991; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa X; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI nhiệm kỳ 2011-2015. Đại hội có ý nghĩa trọng đại, định hướng cho toànĐảng, toàn dân tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng,phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nềntảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Năm 2010 trong Đảng và hệ thống chính trịsẽ tổ chức học tập chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sựtrong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”. Tổ chức tốt việc học tập chủ đềnăm 2010 là phục vụ trực tiếp cho tiến hành thành công Đại hội Đảng. Làm tốtCuộc vận động là trực tiếp góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong nămvà kỷ niệm các ngày lễ lớn một cách thiết thực nhất.

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịchHồ Chí Minh và 20 năm Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc(UNESCO) công nhận Hồ Chí Minh là: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóakiệt xuất Việt Nam”, phát huy những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của dântộc qua hơn 20 năm đổi mới, trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh thời đại, toàn Đảng, toàndân, toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạngthế giới.

(Theo BanTuyên giáo Trung ương)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2010): Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO