Hội thảo “Vai trò của báo chí trong thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS”

30/11/2011 16:32

Ngày 30-11-2011, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa) đã diễn ra Hội thảo “Vai trò của báo chí trong thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS” do Bộ Thông tin-Truyền thông (TT-TT) tổ chức...

Ngày30-11-2011, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa) đã diễn ra Hội thảo “Vai tròcủa báo chí trong thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành viphòng, chống HIV/AIDS” do Bộ Thông tin-Truyền thông (TT-TT) tổ chức. Thứtrưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn và lãnh đạo Cục Báo chí, các Sở TT-TT,cơ quan báo chí khu vực miền Trung-Tây Nguyên và một số tỉnh phíaBắc, các cơ quan chuyên môn và đại diện người nhiễm HIV tỉnh KhánhHòa đã tham dự hội thảo. Đoàn Báo Đắk Nông do đồng chí Nguyễn Hồng Hải,Tổng Biên tập dẫn đầu đã tham gia Hội thảo




Tại hộithảo, hầu hết các tham luận đã khẳng định, trong những năm qua,truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyêntruyền về HIV/AIDS ở nước ta, giúp người dân hiểu biết hơn về conđường lây truyền, cách phòng tránh. Đặc biệt, truyền thông đã giúpngười nhiễm HIV/AIDS vượt qua mặc cảm, đứng lên làm lại cuộc đời. Tuynhiên, truyền thông về HIV/AIDS còn quá ít, lẻ tẻ, chưa sâu và chưathật sự làm thay đổi hành vi cũng như động viên cộng đồng trong toànxã hội cùng tham gia tích cực vào việc phòng, chống HIV/AIDS. Một sốchương trình tuyên truyền về HIV/AIDS còn đưa những hình ảnh ghê sợ,có tính chất “hù dọa”. Cách làm này giúp người dân cảnh giác vớiHIV và nhận biết được sự nguy hiểm của nó, nhưng lại khiến mọingười né tránh người nhiễm HIV với một tâm lý ghê sợ. Trong khi đó,thực tế cho thấy, rất nhiều người nhiễm HIV mà vẫn khỏe mạnh vàđóng góp cho cộng đồng. Nhưng truyền thông lại ít đi sâu vào tuyêntruyền những tấm gương điển hình mà thường tập trung miêu tả phần đentối trong cuộc sống của người nhiễm HIV, “quên” mất họ vẫn còn cókhả năng kéo dài sự sống, sống khỏe mạnh để làm việc, cống hiếnnhiều cho xã hội. Điều đó đã vô tình khiến cộng đồng ngộ nhận sâuthêm rằng, người nhiễm HIV là người vô dụng. Mặt khác, ở vùng sâu,vùng xa, hoạt động truyền thông vẫn còn ít những giải pháp thíchhợp và truyền thông về HIV/AIDS cho thanh, thiếu niên còn mang tínhchung chung, chưa tác động lớn tới nhận thức…

Hội thảođã đi đến thống nhất, đó là báo chí cần phải góp phần vào việcgiảm kỳ thị và phân biệt đối xử, thay đổi những định kiến có liênquan đến HIV/AIDS. Vì vậy, các cơ quan truyền thông cần tiếp tục nhậnthức rõ vai trò của mình trong việc tuyên truyền giáo dục nhằm nângcao nhận thức của mỗi người dân đối với đại dịch HIV/AIDS. Trên cơ sởkhoa học, nhân văn, các cơ quan báo chí cần hướng tới mục tiêu là thayđổi phương thức truyền thông, tích cực đẩy mạnh hơn nữa việc chuyểntải thông tin để nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDScũng như phản ánh kịp thời và sinh động các hoạt động phong phútrong công tác phòng, chống HIV/AISD của các địa phương, đơn vị. Báochí cần xây dựng được những thông điệp mới để xã hội hiểu rằng,HIV/AIDS cũng là một căn bệnh, người nhiễm HIV vẫn có thể sống bìnhthường và không gây hại cho cộng đồng nếu biết cách phòng tránh,giúp cộng đồng có cái nhìn bình đẳng với những người hiện đangsống chung với HIV/AIDS. Từ việc nâng cao nhận thức, báo chí nóiriêng, truyền thông nói chung sẽ làm thay đổi hành vi, giảm thiểu lâynhiễm HIV trong cộng đồng.

Tin ảnh: P.V

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo “Vai trò của báo chí trong thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO