Kinh tế

Doanh nghiệp Đắk Nông vì đâu nên nỗi khó vay ngân hàng

Nguyễn Lương 23/11/2024 10:26

Doanh nghiệp Đắk Nông đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng, nhất là thiếu tài sản thế chấp, uy tín đối với các ngân hàng.

Yếu về tài sản thế chấp

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng là thiếu tài sản bảo đảm. Theo quy định của các ngân hàng, việc vay vốn thường yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, không có đủ tài sản cố định, tài sản có giá trị cao để thế chấp cho ngân hàng.

img_7360-1-(1).jpg
Tài sản bảo đảm của nhiều doanh nghiệp Đắk Nông còn ít

Đây là một thách thức lớn. Bởi ngoài báo cáo tài chính, phương án sản xuất, tài sản thế chấp được xem là điều kiện tiên quyết để ngân hàng ưu tiên cho vay.

Đắk Nông có khoảng 4.700 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong số này, có 99% doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Hầu hết, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản. Tài sản bảo đảm của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có sẵn hoặc có giá trị cao.

Giám đốc một ngân hàng thương mại cho rằng, tài sản là một điều kiện cần để tăng uy tín, năng lực vay vốn của khách hàng.

img_7483-1-(1).jpg
Báo cáo tài chính, phương án sản xuất của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn còn thiếu tính khả thi

Tuy nhiên, hầu hết các tài sản thế chấp vay vốn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là tài sản bảo đảm của bên thứ 3 như: chủ doanh nghiệp, người thân, người liên quan. Một số có tài sản thế chấp như nhà xưởng, vườn cây lâu năm... nhưng lại chưa được cấp quyền sở hữu.

"Tài sản bảo đảm hầu như chỉ ghi nhận quyền sử dụng đất, không có tài sản trên đất. Điều này phía ngân hàng rất khó căn cứ định giá tài sản bảo đảm", vị giám đốc này cho biết.

Ngoài cho vay thế chấp, hiện nay, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn còn được mở rộng cho vay tín chấp. Tuy nhiên, do doanh nghiệp chưa hội đủ các điều kiện về mức độ tín nhiệm trong vay vốn nên rất khó triển khai.

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ An Phát (Gia Nghĩa) tuyển thêm lao động để tăng ca sản xuất
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ An Phát là một trong những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh ở Đắk Nông

Theo các tổ chức tín dụng, thời gian qua, giá bất động sản xuống thấp, quy hoạch thay đổi đã tác động đến tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản núp bóng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo.

Cùng với vấn đề tài sản bảo đảm, phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập. Đây được xem là rào cản lớn nhất để gây dựng uy tín với các tổ chức tín dụng.

Các doanh nghiệp chế biến nông sản Đắk Nông đang tăng tốc sản xuất, phục vụ thị trường những tháng cuối năm
Các doanh nghiệp chế biến nông sản Đắk Nông đang cần nguồn vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh

Hầu hết doanh nghiệp Đắk Nông, cán bộ lãnh đạo, điều hành có trình độ hạn chế. Khả năng nắm bắt thông tin, tận dụng cơ hội, dự báo, ứng phó với diễn biến thị trường, kỹ năng hoạch định chiến lược kinh doanh… của doanh nghiệp còn yếu. Từ đây, việc xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh thiếu tính khả thi.

Báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp thiếu sự tin cậy, chưa theo chuẩn mực, chưa được bên thứ 3 có chuyên môn kiểm toán nên thiếu độ tin cậy. Đây là lý do các ngân hàng thiếu thông tin của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay.

Phó Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đắk Nông Phạm Quốc Việt cho biết.

Tổ chức tín dụng còn dè dặt

Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn còn dè dặt trong cho vay các doanh nghiệp, nhất là dự án trung, dài hạn. Nguyên nhân là sợ lo ngại rủi ro, khó thu nợ, nợ xấu gia tăng.

z6051578254779_d563261da6e233323ef0dd1e935d31e9(1).jpg
Nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn Đắk Nông còn dè dặt, cẩn trọng khi cho vay doanh nghiệp

Số ít các doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm tốt, phương án sản xuất kinh doanh khả thi thường được nhiều tổ chức tín dụng ngoài tỉnh săn đón. Những trường hợp này, các tổ chức tín dụng tại địa phương khó có thể cạnh tranh chính sách cho vay vì áp lực về lãi suất.

Hiện nay, khả năng tự chủ chính sách của các ngân hàng tỉnh Đắk Nông còn thấp. Hầu hết, các chính sách cho vay doanh nghiệp đang triển khai đều phụ thuộc vào hội sở chính ở Trung ương.

Trong khi, địa bàn Đắk Nông còn những đặc thù, doanh nghiệp hoạt động cũng đặc thù. Các ngân hàng tại địa phương còn bị động, chưa đủ tiếng nói trong tham mưu thực hiện chính sách đặc thù cho doanh nghiệp tại tỉnh.

Đề án được bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2024
Các ngân hàng Đắk Nông vẫn chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của doanh nghiệp (Ảnh: LD)

Chưa kể, các ngân hàng đều là chi nhánh trực thuộc nên điều kiện, chính sách cho vay đều phải tuân thủ theo các tiêu chí chung theo quy định của hội sở chính. Việc tự cân đối đủ nguồn vốn để phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng còn thấp.

“Nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ chiếm trên 41,98% tổng dư nợ. Các ngân hàng thương mại còn phải nhận vốn điều hòa từ hội sở chính với chi phí khá cao, gây ảnh hưởng đến khả năng giảm lãi suất cho vay, triển khai gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp”, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phạm Thanh Tình cho biết.

Ngoài ra, còn một số quy trình xét duyệt khoản vay, chính sách tại các ngân hàng còn phức tạp, tốn nhiều thời gian. Từ việc thu thập hồ sơ, đánh giá tài sản bảo đảm, thẩm định năng lực tài chính đến phê duyệt khoản vay…

Mỗi bước đều yêu cầu nhiều thủ tục và giấy tờ. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp cảm thấy nản lòng trong việc đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng, đặc biệt khi họ cần vốn gấp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

img_8197(1).jpg
Nguồn vốn huy động tại các tổ chức tín dụng tại Đắk Nông mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu vốn cho nền kinh tế

Trao đổi về khó khăn trong tiếp cận vốn, ông Nguyễn Kha, Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Dũng, huyện Cư Jút (Đắk Nông) cho hay, tổng mức đầu tư của công ty hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty không hề vay được một món nào ở các ngân hàng tại Đắk Nông.

“Chúng tôi muốn địa phương tạo điều kiện để có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng. Bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đầu tư 100% vốn là không thể”, ông Kha khẳng định.

Chưa có chính sách đặc thù

Ngoài những rào cản về doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, thời gian qua, Đắk Nông vẫn còn thiếu những chính sách đặc thù. Hầu hết, các chính sách tín dụng doanh nghiệp đang thụ hưởng đều phụ thuộc vào chính sách tín dụng mà các ngân hàng Trung ương triển khai.

Một số chính sách vẫn còn khá cứng nhắc, chưa thật sự linh hoạt để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Quy định về tài sản bảo đảm, tỷ lệ vay, điều kiện thẩm định vẫn chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp.

ban-sao-img_7485-1-.jpg
Đắk Nông chưa ban hành được nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp

Về phía chính quyền địa phương, mặc dù, đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, nhưng vẫn chưa thực sự có nhiều quan tâm.

Tỉnh vẫn ít ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng vốn cho doanh nghiệp. Chưa kể, ngân sách, tiềm lực của Đắk Nông hạn chế, chưa có nguồn để hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển sản xuất, kinh doanh.

Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phạm Thanh Tình cho hay, hầu hết các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ở Đắk Nông còn mang tính chất chung chung.

Một số chính sách hỗ trợ vẫn xuất phát từ phía các tổ chức tín dụng. Nhiều chính sách cho vay doanh nghiệp chưa đi vào thực tiễn vì vướng quy hoạch, bô xít…

O TINH

Trong khi, các ngân hàng trên địa bàn chủ yếu chi nhánh nhỏ so với các tỉnh, thành khác nên nhiều văn bản tham mưu chính sách đặc thù chưa đủ lớn để được Trung ương xem xét.

Các ngân hàng thường lo ngại về khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn khi doanh thu giảm sút. Sự thận trọng này khiến cho việc tiếp cận vốn ngân hàng trở nên khó khăn hơn với nhiều doanh nghiệp.

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Doanh nghiệp Đắk Nông vì đâu nên nỗi khó vay ngân hàng
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO