Cờ người - môn thể thao độc đáo của ngày hội Xuân

11/02/2013 09:27

Cờ người là một trò chơi dân gian, môn thể thao trí tuệ và hấp dẫn được tổ chức vào dịp Tết đến, Xuân về ở nhiều nơi trong cả nước...

ADQuảng cáo

Cờ người là một trò chơi dân gian,môn thể thao trí tuệ và hấp dẫn được tổ chức vào dịp Tết đến, Xuân về ở nhiềunơi trong cả nước.


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Ngày trước, hội cờ người phổ biếnkhắp các làng quê Việt Nam, trong đó tiêu biểu nhất là ở các làng quê BìnhĐịnh. Theo các cụ cao niên ở đây kể lại, hội cờ người ở Bình Định có từ thờiphong kiến, bắt nguồn từ làng Phú Đa, thôn Tân Dân, xã Nhơn An, huyện An Nhơn.


Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cũng như nhiều lễ hội dân gian khác, hội cờ ngườiđã bị mai một. Gần đây, cùng với chủ trương bảo tồn và chấn hưng văn hóa dântộc, nhiều lễ hội và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian được khôi phục,trong đó có hội cờ người.


32 quân cờ - người thường được tuyển chọn từ các nam thanh nữ tú là con cháu tronglàng, hoặc các võ sinh của võ đường trong làng. Các quân cờ người thường mặc áorực rỡ có thêu biểu tượng quân cờ mình thủ vai ở trước ngực và sau áo để ngườixem dễ theo dõi diễn tiến ván đấu.


Bàn cờ được thiết kế vuông vức ở giữa khoảng sân rộng. Trước giờ thi đấu, bênngoài sân, cổ động viên “tiếp sức” cho đội mình bằng những hồi trống, tiếngchiêng khua liên hồi làm cho không khí hội thi trở nên sôi động.


Nghệ thuật thi đấu cờ người thể hiện rất rõ bản sắc văn hoá vùng miền. Ở miềnBắc, tiến trình trong hội cờ người mang đậm dấu ấn diễn xướng dân gian qua cácđiệu múa kèm theo những bài vè đặc trưng. Ở miền Nam, khi cờ trống lệnh đưa ra, quâncờ phải xuất tiến tới, tấn công quân cờ đối phương bằng các thế võ như đứng tấn,múa đao, giáo, mác, hay đi một bài quyền quật ngã đối phương. Còn ở miền Trung,điển hình nhất là Bình Định, hội cờ người có nhiều nét tương đồng với miền Namnhưng diễn ra sống động hơn.


Đến với hội cờ người ở Bình Định, người xem được thưởng ngoạn những màn thitriển võ thuật độc đáo như một cuộc đối kháng thật sự chứ không chỉ đơn thuầnlà những màn biểu diễn. Mỗi nước cờ được gắn liền với thế võ tương ứng khácnhau như con Mã muốn sát bất cứ con quân nào khác của đối phương thì dùng thế“Hầu tiểu kiêm kê” - xoay một vòng rồi đánh ngang, hay con Xe sát con Pháo thìdùng thế “Thừa châu bố địa” - đánh phủ đầu từ trên xuống, quân Pháo sát quân Mãthì dùng “Đục pháo xuân thiên” - từ dưới đánh lên trên, quân Bồ sát quân Mã thìdùng thế “ngưu khai giác” - giống như cặp sừng trâu đánh qua, đánh lại…


Để thực hiện được điều này đòi hỏi các võ sinh không chỉ am hiểu võ cổ truyềnmà còn thành thục từng thế võ. Vì vậy, để được chọn vào đội thi đấu cờ người,các võ sinh được huấn luyện võ thuật rất nhuần nhuyễn, công phu từ 3 đến 5 năm.Khi quân của một trong hai bên bị sát hạ, hồi trống cũng vang lên theo nhịptrống sát, còn khi một trong hai kỳ thủ rơi vào thế bí, không chịu xuất quân,khi đó hồi trống thúc giục vang lên liên hồi, nếu kỳ thủ không thể xuất quân sẽbị xử thua…


Với mỗi ván đấu cờ người thường được kéo dài 2 giờ, nếu sau 2 giờ vẫn chưa kếtthúc, ban tổ chức cho bốc thăm để phân chia thắng bại. Các đội thi đấu dướihình thức vòng tròn, thường thì có bốn đội tham gia. Vì thi đấu dưới hình thứcbiểu diễn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm nên cuối hội thi, đội nào cũng đượctrao giải nhằm động viên tinh thần các kỳ thủ.

Nguồn TTXVN

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cờ người - môn thể thao độc đáo của ngày hội Xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO